UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Công thương tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2030. Mục tiêu nhằm cụ thế hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Công thương tại Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1753/QĐ-BTC ngày 6/7/2023 của Bộ Công thương về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế số ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030.
Kế hoạch phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Công thương tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2030 sẽ tạo hiệu quả đột phá trong hoạt động ưng dụng công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực công thương; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các dịch vụ tiên tiến, mô hình, phương thức kinh doanh mới; đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho hàng hóa của tỉnh nói riêng, hàng hoa Việt Nam nói chung; thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử và kinh tế số giữa thành phố Quảng Ngãi, thị xã, thị trấn và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; góp phần thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số lĩnh vực, ngành công thương phát triển bền vững, tăng tính kết nối, liên kết vùng…
UBND tỉnh đặt mục tiêu cụ thể là tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong lĩnh vực Công thương đến năm 2045 đạt mức tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt mức tối thiểu 20%; dân số tham gia mua sắm trực tuyến chiếm khoảng 70% tổng dân số của cả tỉnh; tỷ lệ doanh nghiệp ngành Công thương ứng dụng thương mại điện tử đến năm 2030 phấn đấu đạt trên 65%; doanh số bán lẻ trong thương mại điện tử tăng từ 20 - 25%/năm; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đến năm 2025 đạt trên 10%, đến năm 2030 đạt 20%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công thương sử dụng nền tảng số đến năm 2025 đạt trên 50% và đến năm 2030 đạt trên 90%; tỷ lệ doanh nghiệp lĩnh vực Công thương sử dụng hợp đồng điện tử đến năm 2025 đạt trên 80%, đến năm 2030 đạt 100%.
UND tỉnh Quảng Ngãi cũng đặt mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện hoạt động chuyển đổi số cơ bản đến năm 2030 đạt 70%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số có hiệu quả đạt ít nhất 40% và tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất thông minh có hiệu quả đạt ít nhất 30%; các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng hoàn thành 100% số hóa dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ trong điều hành, sản xuất, kinh doanh…
Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số, phát triển doanh nghiệp số, phát triển doanh nghiệp số…