Thông qua đáp ứng các tiêu chí về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả đánh giá dựa trên mô hình phân tích lượng hóa uy tín trên truyền thông và khảo sát từ các đơn vị liên quan, Sacombank được ghi nhận là ngân hàng có nền tảng tài chính vững vàng, có chiến lược phát triển hiệu quả, đạt thành tựu trong việc cung cấp các sản phẩm - dịch vụ cho khách hàng và tạo dựng hình ảnh ấn tượng trên thị trường, trong mắt công chúng và nhà đầu tư.
Cùng với những giải thưởng uy tín khác từ các tổ chức trong nước và quốc tế đã nhận trước đó, 2 giải thưởng này một lần nữa khẳng định những nỗ lực không ngừng của Sacombank trong việc nâng cao giá trị nội tại, củng cố năng lực cạnh tranh, nắm bắt cơ hội để vươn lên trong môi trường kinh tế biến động giai đoạn 2022 - 2023, từ đó nâng cao vị thế Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và đóng góp tích cực vào sự ổn định, phát triển bền vững của ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước.
Tính đến ngày 30/6, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 4.755 tỷ đồng, tăng 63,5% so cùng kỳ, đạt 50,1% kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao.Sacombank đạt hơn 4.700 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2023.
Tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 622.000 tỷ đồng, tăng hơn 5% so đầu năm, trong đó tài sản có sinh lời tăng 7,5%. Tổng huy động đạt hơn 549.000 tỷ, tăng gần 6%. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng hơn 10%.
Ngân hàng cũng tích cực triển khai các gói cho vay ưu đãi với quy mô hơn 25.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Nhờ đó dư nợ tín dụng đạt hơn 460.000 tỷ đồng, tăng gần 5%. Tổng thu nhập thuần đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động được kiểm soát dưới tiến độ theo kế hoạch.
Theo đó, tỷ lệ CIR đạt 47,8%, giảm 0,6% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước trích lập chi phí Đề án đạt gần 6.300 tỷ đồng, tạo điều kiện trích lập ròng hơn 1.500 tỷ đồng dự phòng VAMC. Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện tích cực, ROA và ROE lần lượt đạt 1,26% và 19,03%, tăng 0,35% và 5,2% so với năm trước.
Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu tiếp tục được đẩy mạnh với số thu gần 2.700 tỷ đồng nợ gốc và lãi tồn đọng, nâng tổng mức thu hồi xử lý lũy kế từ khi triển khai Đề án lên gần 90 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 2% và các tỷ lệ an toàn hoạt động luôn được kiểm soát chặt chẽ dưới mục tiêu điều hành.