Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc |
Mở đầu buổi thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) cho biết, Long Thành đã được đề cập từ những năm 1980 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ – TTg ngày 24/10/1997, quy hoạch sân bay Long Thành thuộc quy hoạch mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc. Thực tế, từ hàng chục năm qua, hàng nghìn người dân trong khu vực dự án sống trong tình trạng “treo”. Các công trình xây dựng, hạ tầng... của địa phương đều bị tắc do vướng quy hoạch.
“Cái giá mà kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai phải trả vì việc dự án chậm triển khai là vô cùng lớn và sẽ tiếp tục tăng theo “cấp số nhân” nếu chủ trương đầu tư xây dựng dự án tiếp tục kéo dài”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Đại diện cho tiếng nói cử tri khu vực TP. HCM, đồng thời là người trực tiếp tham gia quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần một sân bay tầm cỡ, chứ không phải là Sân bay Tân Sơn Nhất đang rơi vào cảnh cơi nới hiện tại, nhằm tận dụng cơ hội để đột phá mà ông và những người cùng thời khi tham gia xây dựng quy hoạch Vùng vào những năm 90 của thế kỷ trước đã đặt kỳ vọng.
“Tôi là người rất lo lắng về nợ công. Nhưng nếu cần thì vay nợ cũng phải làm vì khi hạ tầng cả vùng quá tải thì sẽ trở tay không kịp. Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp này, đề nghị Chính phủ thúc đẩy đầu tư sớm, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước 2025 với công suất 25 triệu hành khách để chia sẻ với sân bay Tân Sơn Nhất, tránh tắc nghẽn cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, ông Lịch nói.
Báo cáo Quốc hội về dự án này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng cho rằng, việc đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cấp bách và cần thiết, góp phần đưa nước ta hội nhập với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cửa ngõ là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, hiện chiếm 46% tổng lượng hành khách toàn quốc. Với nhu cầu vận tải tăng cao, năm 2013, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã khai thác đạt công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm; hiện nay đang được cải tạo, mở rộng để đạt công suất 25 triệu hành khách/năm.
“Với tình trạng khai thác hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị quá tải ở tất cả các công đoạn, như: giao thông kết nối (thiếu chỗ đậu xe, lối vào sân bay), khu hành khách, khu dịch vụ hành hóa; sân đỗ; giao thông trên bầu trời bị tắc nghẽn; gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt về tiếng ồn và ô nhiễm không khí). Khi dự án này được phê duyệt thì Giai đoạn 1 sớm nhất cũng phải đến 2022 mới hoàn thành. Dự kiến từ năm 2017, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ quá tải so với thiết kế 25 triệu hành khách/năm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Thẩm tra báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, báo cáo được lập trên cơ sở các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện các quy hoạch trên, hạ tầng kết nối giữa Long Thành và các khu vực kinh tế quan trọng đã được triển khai xây dựng và đưa vào khai thác như đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đường bộ cao tốc Bến Lức-Long Thành, Cảng biển Cái Mép-Thị Vải...
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, Theo tính toán của Hội đồng thẩm định Nhà nước thì tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) là 24,5%, cao hơn tỷ suất chiết khấu trung bình của xã hội nên Dự án có tính khả thi cao. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết,tính toán của Hội đồng thẩm định Nhà nước thì tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) là 24,5%, cao hơn tỷ suất chiết khấu trung bình của xã hội nên Dự án có tính khả thi cao. Dự án đầu tư mới đang ở bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nên chưa được nghiên cứu chi tiết về hiệu quả tài chính.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như:
Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng; đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước; góp phần nâng cao trình độ khoa học - công nghệ; tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Hình thành khu vực công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, tập trung lao động có tay nghề, qua đó không những tạo ra cơ sở vật chất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà góp phần trong tái cơ cấu lực lượng lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật của nền kinh tế. Theo tính toán báo cáo tiền khả thi, việc đầu tư Cảng HKQT Long Thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 200.000 lao động.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội sớm thông qua chủ trương đầu tư dự án để Chính phủ có cơ sở thực hiện các bước triển khai tiếp theo.