Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp cung cấp thông tin cho báo chí về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Giao thông vận tải tổ chức vừa kết thúc cách đây ít phút tại Tp.HCM.
Sân bay Tân Sơn Nhất |
Cũng giống như buổi cung cấp thông tin Dự án cho báo chí được tổ chức tại Hà Nội cách đây 1 tuần, sự cần thiết phải xây dựng sân bay Long Thành, vai trò của sân bay Tân Sơn Nhất, bài toán huy động và kiểm soát chi phí xây dựng lên tới 7,8 tỷ USD... là những vấn đề được các cơ quan báo chí đặt ra đối với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, năm 2013, sân bay Tân Sơn Nhất đã phục vụ được 20,035 triệu lượt hành khách, trong khi công suất thiết kế chỉ là 20 triệu hành khách/năm.
Ngay cả khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang tiến hành cải tạo, mở rộng thì công suất tối đa tại sân bay này cũng chỉ có thể đáp ứng được 25 triệu hành khách/năm.
"Nếu tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Tân Sơn Nhất sẽ đạt công suất tối đa sau 3 năm nữa", ông Trường cho biết.
Đánh giá cao nỗ lực "cơi nới" của chủ sân bay, nhưng ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, chất lượng dịch vụ trong sân bay chắc chắn sẽ giảm sút khi quỹ đất không còn cho việc triển khai các hoạt động dịch vụ.
Nếu như trên mặt đất, Tổng công ty còn có thể "cựa quậy" chút ít, nhưng việc nâng công suất tiếp nhận máy bay cất hạ cánh trên vùng không lưu tại sân bay này là không thể. Do bị chồng lần vùng không lưu với sân bay quân sự Biên Hoà nên sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận 29 chuyến bay đi đến/giờ, trong khi thực tế hiện nay đã có lúc phải tiếp nhận gần 34 chuyến.
Việc dùng sân bay quân sự Biên Hòa làm sân bay dân dụng để không phải xây sân bay Long Thành là không khả thi vì nhiều lý do.
Sân bay Biên Hoà nằm ngay trên hành lang bay ra, vào sân bay Tân Sơn Nhất và "tranh chấp" bầu trời với sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu biến sân bay Biên Hoà thành một sân bay dân sự lớn, sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời. Nếu sử dụng sân bay Biên Hoà để giải quyết tình trạng tắc nghẽn hạ tầng sân bay dưới đất, nhưng lại tạo ra tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời, gây tốn tiền, nhưng không đạt được sự cải thiện nào đáng kể.
"Ngành hàng không đang phải đối diện với bài toán hết sức nan giải là giải quyết bài toán quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất trong giai đoạn năm 2017 - 2023, khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác", ông Thanh cho biết.
Tại cuộc họp báo này, Bộ Giao thông vận tải khẳng định vai trò là cảng hàng không lớn của sân bay Tân Sơn Nhất vẫn sẽ được duy trì ngay cả khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác.
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho biết, vị trí của sân bay Tân Sơn Nhất được xác lập trong tất cả các quy hoạch phát triển tổng thế cũng như quy hoach chi tiết của ngành GTVT như là một đầu mối giao thông trọng yếu.
"Hoàn toàn không có chuyện xẻ thịt sân bay Tân Sơn Nhất để làm việc khác", lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải xác nhận.
Được biết, theo đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – đơn vị lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, nếu được Quốc hội cho phép đầu tư, sân bay Long Thành được đưa vào khai thác năm 2022 sẽ đảm nhận 90% chuyến bay quốc tế và 20% chuyến bay quốc nội đi/đến TP.HCM; Sân bay Tân Sơn Nhất về cơ bản được duy trì để phục vụ các đường bay trong nước. Đây là thời điểm mà lượng khách hàng không qua lại khu vực phía Nam đạt 34 triệu lượt khách/năm, trước khi đạt tới con số 45 triệu lượt hành khách vào năm 2030.
“Việc phân chia công năng này vừa giúp Sân bay Tân Sơn Nhất giữ được khả năng hoàn vốn, vừa giải quyết được bài toán giao thông tổng thể cho TP.HCM”, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam bình luận.
Liên quan tới việc đầu tư sân bay Long Thành, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thinh Đức khẳng định cần sớm đầu tư nếu Việt Nam không muốn bị lỡ cơ hội. Vị trí xây dựng sân bay này là tối ưu nhất hiện nay.
"Để chậm vài năm nữa, thì chúng ta khi đó có muốn vác mai (đầu tư sân bay trung chuyển như các nước trong khu vực) cũng chẳng còn khoai mà đào", ông Đức khẳng định.
Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh khẳng định, địa phương này muốn giải phóng luôn 5.000 ha mặt bằng và đã có kế hoạch sử dụng đất một cách có hiệu quả nhất.
Tỉnh này cho biết, chỉ có 25/4.160 hộ dân vùng Dự án là chưa thực sự thông với chủ trương đầu tư công trình trên địa bàn.
Hơn 2.300 tỷ mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa đồng ý chủ trương đầu tư Dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam. |
Sân bay Tân Sơn Nhất đón hành khách thứ 20 triệu Giáp ngày Noel, sáng 23/12, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tổ chức buổi tiếp đón vị hành khách thứ 20 triệu thông qua Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Hành khách thứ 20 triệu này là ông Đặng Vĩnh Hà, đi từ Hà Nội đến TP.HCM trên chuyến bay mang số hiệu VN231 của Hãng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). |
Dừng xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất Nhiều cử tri quận Tân Bình, TP.HCM kiến nghị dừng việc xây dựng sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vì lo ngại ảnh hưởng đến an ninh, an toàn bay. |
Anh Minh