Doanh nghiệp
Sản lượng xi măng của Nghệ An có thể đạt 13 triệu tấn/năm
Thế Hải - 12/11/2015 10:49
Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An vừa có cuộc khảo sát, đánh giá tình hình triển khai các dự án xi măng do Tập đoàn The Vissai đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Công trường xây dựng giai đoạn 1 Nhà máy xi măng Sông Lam, Đô Lương, Nghệ An

 

 

Trọng tâm kiểm tra và đánh giá tiến độ được đổ dồn về Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Sông Lam ( xã Bài Sơn, huyện Đô Lương) do CTCP Xi măng Sông Lam làm chủ đầu tư, có tổng công suất 7,2 triệu tấn và hiện đang thi công xây dựng giai đoạn 1, gồm 2 dây chuyền công suất 4 triệu tấn.

Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 tiền thân là Dự án xi măng Đô Lương, được Vissai mua lại và khởi công xây dựng vào đầu tháng 2/2015. Dự án có tổng mức đầu tư 10.500 tỷ đồng.

Tập đoàn Vissai hiện cũng đang đầu tư song song Trạm nghiền xi măng và Cảng biển Quốc tế chuyên dụng tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An cũng khảo sát và đánh giá thực tế hoạt động tại một Dự án xi măng khác do Vissai đầu tư, đó là Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 (xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) được Vissai mua lại từ CTCP Xi măng Dầu khí 12/9.

Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 được khởi động đầu tư từ tháng 3/2015 vả  chính thức đưa vào vận hành trong tháng 8/2015, công suất 600.000 tấn xi măng/năm.

Sau hơn 2 tháng đưa vào sản xuất, Nhà máy hiện có tổng số 453 lao động, công suất 1.500 - 1.700 tấn clinker/ngày.

Theo nhận định của đồng chí Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, cùng với các dự án xi măng đã hoạt động như Xi măng Hoàng Mai, Sông Lam 2, trong một vài năm tới, với các dự án đã được cấp phép đầu tư và đang triển khai (gồm: Xi măng Sông Lam 4 triệu tấn, Xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn), sẽ đưa Nghệ An trở thành một trong những địa phương có sản lượng xi măng lên tới 13 triệu tấn.

Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng The Vissai cho biết, nhờ sự hỗ trợ cao nhất từ địa phương, tiến độ xây dựng Dự án xi măng Sông Lam gặp nhiều thuận lợi. Những vướng mắc nảy sinh trong quá trình xây dựng, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng được khắc phục nhanh. Đặc biệt là tuyến đường nối từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương đến Đầu tuyến đường N5 Khu Kinh tế Đông Nam để vận chuyển clinker từ nhà máy Xi măng Sông Lam tại Đô Lương xuống Trạm nghiền xi măng và cảng Nghi Thiết đang được tỉnh khẩn trương đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2016 sẽ là động lực để quá trình xây dựng trên công trường Nhà máy xi măng Sông Lam được đẩy lên ở mức cao nhất.

Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016.

Tin liên quan
Tin khác