Thời sự
Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị: Ngư dân còn ngại khó
Sơn Thắng - 13/09/2014 14:29
() Sáng nay (13/9), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị tìm giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ tại 3 địa phương Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cảnh giác với yến nhập khẩu giá rẻ bất ngờ
Cá ngừ Bình Định lên máy bay đi Nhật
Nhật giao thiết bị, công nghệ câu cá ngừ cho ngư dân Việt Nam
Cận cảnh đánh bắt, chế biến cá Bò Gù nổi tiếng đất Phú Yên
Một phụ nữ câu được con cá ngừ khổng lồ nặng 411,6kg

Hội nghị do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì, với hơn 100 đại biểu chính quyền, doanh nghiệp và ngư dân ba địa phương trên tham dự.

   
  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn thí điểm đề án khai thác, thu mua và chế biến cá ngừ theo chuỗi giá trị tại Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định  

Theo báo cáo của của Tổng Cục Thủy sản, ngành khai thác và xuất khẩu cá ngừ đang đóng vai trò chủ lực đối với lĩnh vực thủy sản của 3 địa phương này, với hơn 3.600 tàu đánh bắt, sản lượng bình quan trên 16.000 tấn/năm.

Sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đến 99 quốc gia trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 188 triệu USD, đến năm 2012 con số này đã lên 569 triệu USD và năm 2013 đạt 526 triệu USD.

Ba địa phương này cũng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn thí điểm đề án khai thác, thu mua và chế biến cá ngừ theo chuỗi giá trị.

Kết quả bước đầu, đề án này đã giúp sản phẩm cá ngừ tại ba địa phương này đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản nhờ vào việc chuyển giao công nghệ và sự hướng dẫn của các đối tác Nhật Bản.

Tuy nhiên, hướng đi này tốn nhiều chi phí, thiếu sự đồng bộ và chỉ tập trung thí điểm ở một số doanh nghiệp được địa phương đề xuất.

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, việc thí điểm đề án đã giúp tỉnh Bình Định đào tạo nguồn nhân lực phù hợp thông qua việc cử cán bộ sang Nhật học hỏi. Một số tàu cá tại Bình Định đã chuyển mô hình mới, phù hợp với quy trình bảo quản của Nhật.

Bà Hà cho biết, việc thay đổi mô hình này đã giúp Bình Định xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên và tổ chức đấu giá ngay tại Nhật Bản, với mức giá bình quân 1.198 Yen/kg.

Tuy nhiên, chất lượng cá khai thác vẫn còn khiêm tốn, theo kết quả kiểm tra của đối tác Nhật Bản ngay tại Bình Định thì chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu chỉ đạt 25%.

Theo bà Hà, nguyên nhân chính là kỹ thuật thu câu của ngư dân còn thấp do ngư dân quen dùng tay thu câu và tâm lý sợ mất cá nên không dùng máy thu câu theo kỹ thuật Nhật Bản.

Ngoài ra, kỹ thuật bảo quản cá như chọc tiết, xả máu, chọc não, đâm tủy….của ngư dân chưa đạt yêu cầu. Sản lượng khai thác còn hạn chế, chỉ mang tính thí điểm.

“Để khắc phục vấn đề này, cần phải tiếp tục tập huấn sử dụng thiết bị, nâng cao tay nghề xử lý, bảo quản cá cho các thuyền viên trên tàu thí điểm, loại những thuyền viên không đạt ra khỏi mô hình”, bà Hà góp ý.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Phú Yên đề xuất, phải tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi, theo đội. Bên cạnh đó đẩy mạnh hiện đại hóa, cải tiến công nghệ khai thác bảo quản cá ngừ.

“Cá doanh nghiệp tham gia đánh bắt và xuất khẩu cá ngừ cần được hỗ trợ công nghệ chế biến, nâng cao sản lượng, đa dạng các mặt hàng cũng như hỗ trợ công tác xúc tiến, mở rộng thị trường”, ông Trúc nói.

Ông Trúc cũng kiến nghị, các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy định về thủ tục bảo hiểm, các quy tắc và điều khoản bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư cụ…

Đại diện doanh nghiệp, bà Cao Thị kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định cho rằng, giai đoạn thí điểm còn nhiều bất cập do ngư dân chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, có tàu không thực hiện, đá lạnh còn kém chất lượng.

Theo bà Lan, một số chủ tàu còn tư tưởng ngại khó, không muốn thay đổi phương thức sản xuất, xem nhẹ cam kết của mình khi tham gia vào dự án.

“Cần đánh giá lại mặt ưu, khuyết của công nghệ để hoàn thiện đầy đủ, phải đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật quy trình khai thác, bảo quản một cách thuần thục cho thuyền viên, thì mới hi vọng nâng cao hiệu quả việc khai thác, xuất khẩu cá ngừ”, bà Lan đề xuất.

Một số doanh nghiệp khác và ngư dân đều có chung đề xuất về việc hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị đánh bắt cá ngừ, đóng mới tàu để hỗ trợ nghề câu cá ngừ phát triển.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát  một lần nữa khẳng định phát triẻn bền vững có hiệu quả nghề câu cá ngừ  là chủ trương đang  được sự quan tâm của Chính phủ, vì mục tiêu tăng thêm thu nhập ngư dân cũng như tăng thu nhập quốc gia.

Bộ trưởng cho rằng, các địa phương phải tập trung cao độ vào nhóm giải pháp nhằm nâng cao giá trị cá ngừ trước khi tăng sản lượng. Bởi lẽ, chất lượng giảm sẽ làm giá cả giảm theo, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, ngư dân.

Bộ trưởng yêu cầu,  các bên liên quan tiếp tục nắm bắt sát hơn về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thị trường, trước hết là thị trường Nhật Bản, qua đó xây dựng những bộ tiêu chuẩn trong nước để phổ biến cho ngư dân và doanh nghiệp . Đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật thống nhất để tập huấn cho ngư dân, doanh nghiệp.

“Để đạt được chất lượng mong đợi thì phải hỗ trợ ngư dân áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong klhai thác như thiết bị thu câu, phương tiện bảo quản, thiết bị xung điện, chất lượng đá ướp cá, …”, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.

Theo Bộ trưởng thì kinh phí hỗ trợ cho ngư dân mua thiết bị có thể áp dụng theo Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngư dân có thể vay vốn mua thiết bị với lãi suất 0% trong 2 năm đầu tiên và những năm tiếp theo 5%.

Tin liên quan
Tin khác