- Đề nghị kiểm soát chặt việc quảng cáo thực phẩm chức năng
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 1: "Siêu thực phẩm" hay "siêu nổ"?
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 2: Muôn kiểu lọc lừa
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 3: Ve sầu thoát xác
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 4: Sự thật nghiệt ngã sau những mỹ từ man trá
- Quảng cáo thực phẩm chức năng: Tâm địa của sự xảo trá và dối lừa - Bài 5: Làm sao để dân không bị lừa lọc?
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng.
Cụ thể, sửa đổi Khoản 1 Điều 1 như sau: “1. Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt” .
Dự thảo đề xuất sửa đổi Khoản 2, 4 Điều 4 yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng như sau: “2. Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố có trách nhiệm thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp để tham gia thẩm định báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm và các bằng chứng khoa học được công bố. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học được thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết luận của Hội đồng là căn cứ để cơ quan quản lý xem xét quyết định”.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi Khoản 1 Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims) Điều 8 yêu cầu về nội dung công bố đối với thực phẩm bổ sung. Cụ thể, khoản 1 về công bố hàm lượng các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác được quy định như sau:
a) Khi hàm lượng các vitamin, khoáng chất nhỏ hơn 10% RNI; hàm lượng các axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác nhỏ hơn 10% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học chứng minh thì không được ghi công bố về chất đó;
b) Khi hàm lượng các vitamin, khoáng chất lớn hơn hoặc bằng 10% RNI; hàm lượng các axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác lớn hơn hoặc bằng 10% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học chứng minh thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100 g sản phẩm;
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá mức tiêu thụ tối đa của các vitamin và khoáng chất khuyến nghị cho người Việt Nam;
d) Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và mức tiêu thụ tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan”.
Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi Điểm a, b Khoản 2 công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) Điều 8 như sau: “a) Các khuyến cáo về sức khỏe chỉ được công bố khi hàm lượng các vitamin, khoáng chất lớn hơn hoặc bằng 10% RNI; hàm lượng các axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác lớn hơn hoặc bằng 10% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học chứng minh.
b) Đối với vitamin và khoáng chất chưa có quy định về RNI và mức tiêu thụ tối đa thì đối tượng và liều sử dụng phải phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh”.