Có nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình cổ phần hóa vấn đề đất đai là rất quan trọng nên cần được đánh giá một cách thận trọng và hiệu quả, nhằm tránh tình trạng gây thất thoát, lãng phí.
Chủ trương đưa ra cố gắng thu hẹp các doanh nghiệp nhà nước. Bộ tài chính cũng đang có chủ trương cho rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước trong tất cả các lĩnh vực và sẽ bán tỷ lệ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.
Vấn đề định giá luôn được quan tâm. Do đó, việc thu hút các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín luôn được chú trọng.
Thị trường định giá của Việt Nam còn non trẻ nên cơ sở dữ liệu để so sánh còn hạn chế. Vì thế, việc tìm hiểu, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn nếu có đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, định giá quốc tế muốn vào Việt Nam.
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp định giá trong nước liên kết với các doanh nghiệp định giá quốc tế.
Một điểm mới được đặt ra là tiến tới đổi mới cổ phần hóa là các doanh nghiệp sau cổ phần hóa sẽ tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán, tức sau IPO phải niêm yết, nhằm hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời, Bộ tài chính đã thí điểm đến năm 2021- 2025 tiến tới chuẩn mực kế toán quốc tế cho các doanh nghiệp lớn. Đó là một trong những giải pháp lớn mà Chính phủ đang triển khai.
Các quy định, chính sách đưa ra đảm bảo quy định của pháp luật, minh bạch thông tin, nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài để họ thấy được rằng, việc đẩu tư vào doanh nghiệp Việt Nam luôn rõ ràng thông tin. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn và bán được với giá trị cao.