- Sao lại phải loại nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân khỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ?
- Chiều nay (17/10), sẽ chuyển giao bắt buộc OceanBank và CBBank
- Sửa Luật Chứng khoán: Siết chặt hơn để bảo vệ nhà đầu tư
- Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi): Không đưa quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp start-up
Bỏ đề xuất nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch 10 lần mỗi quý
Đây là thay đổi được cập nhật tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật của Bộ Tài chính công bố trưa hôm qua (16/10) mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại Hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Quản lý thuế” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán vừa tổ chức ngày 17/10.
Theo đó, việc sửa đổi chỉ bổ sung thêm nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài vào nhóm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Trước đó, theo dự thảo ban đầu liên quan đến Điều 11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, cá nhân cần tham gia đầu tư chứng khoán trong thời gian tối thiểu 2 năm, có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần mỗi quý trong 4 quý gần nhất và nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 32 tỷ đồng tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Một trường hợp khác là cá nhân có thuế thu nhập cá nhân phải nộp tối thiểu là 200 triệu đồng mỗi năm trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.
Quy định đối với cá nhân khi xét tiêu chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không thay đổi so với Luật Chứng khoán 2019. Tuy nhiên, nội dung sửa đổi tiếp tục quy định đối tượng tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức. Cá biệt với trường hợp trái phiếu riêng lẻ do tổ chức tín dụng phát hành, đối tượng mua là nhà đầu tư chuyên nghiệp theo quy định, không phân chia tổ chức hay cá nhân.
Điều này đồng nghĩa, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng chỉ được mua trái phiếu riêng lẻ do tổ chức tín dụng phát hành.
Luật sửa đổi 7 luật: Cần tập trung vào các vấn đề cấp bách
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết việc thực hiện sửa đổi tới 7 luật của Bộ Tài chính lần này có những ưu điểm. Bởi nếu chờ sửa lần lượt cần nhiều công sức và thời gian với quy trình hiện tại trong khi có những khó khăn vướng mắc nếu chờ đợi thêm sẽ gây tắc nghẽn ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu vấn đề đưa vào lớn mà chưa được nghiên cứu sâu, thay đổi có thể gây tác động không mong muốn đến doanh nghiệp.
“Chính VCCI cũng gặp khó khăn khi cập nhật những bản dự thảo mới nhất, nên việc cập nhật bản dự thảo đối với lần sửa đổi lớn này cũng có thể gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, chuyên gia trong việc đóng góp ý kiến. Buổi hội thảo mà VCCI tổ chức cũng chỉ tập trung phân tích 4 luật ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và hiệp hội gồm luật chứng khoán; luật kế toán; luật kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế”, ông Tuấn nhấn mạnh.
"Quyết định sửa 7 luật của Bộ Tài chính cho thấy động thái quyết liệt của Chính phủ. Đây là điều không đơn giản, nhất là khi khối lượng công việc lớn, đòi hỏi đối chiếu với các thông lệ quốc tế.
Rất ghi nhận nỗ lực của Chính phủ và Quốc hội nhưng chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều. Việc sửa đổi cần tập trung vào các khó khăn trước mắt, những vấn đề “nóng” cấp bách”.
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế
Đại diện VCCI, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết đã nhận được nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp về một số quy định của Dự thảo mang tính tăng thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp.