Doanh nghiệp
Tăng trưởng của nhóm hàng chịu tác động từ Covid-19 sẽ ra sao trong năm 2020
Thế Hoàng - 27/02/2020 09:27
Với ngành dệt may, dự kiến Quý 1 dệt may giảm khoảng 14%, quý 2 trong điều kiện khả quan khi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc hồi phục, có thể duy trì như năm trước và quý 3,4 sẽ tăng trưởng mạnh để đạt kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD

Tại cuộc họp đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến ngành công nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục trong chiêu 26/2/2020 tại Bộ Công Thương, những dự báo về sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành hàng công nghiệp chủ lực đã được Bộ này đưa ra.

Đội chi phí vì nguyên liệu

Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ông Trần Thanh Hải đã chia ra doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp thành 3 nhóm lớn.

Theo cách chia này, nhóm thứ nhất là dệt may, da giày, dù đóng góp kim ngạch xuất khẩu trên 60 tỷ USD trong năm 2019 nhưng chính là nhóm ngành hàng gia công lớn, dự trữ nguyên liệu rất ít. 

Thứ hai là  nhóm hàng điện tử, ô tô với đặc thù là đối tượng trong chuỗi cung ứng gần như không thể thay đổi.

Thứ ba là nhóm sắt thép, nhựa. Nhóm này được nhận định linh hoạt hơn trong nguồn cung, tuy nhiên giá thành bị đội lên.

Dù cả 3 lĩnh vực sản xuất chủ chốt này đang trong cảnh sắp hết nguyên liệu sản xuất, nhưng chả dễ có được giải pháp bù đắp phần thiếu hụt.

“Việc tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu mới không hề dễ dàng, còn đàm phán về giá cả, điều kiện giao hàng, nên không thể trong  ngày một ngày hai, cần vài tháng để xác lập chuỗi cung ứng mới”, ông Hải nói.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, hàng năm ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chỉ tiêu tăng trưởng của công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình khống chế dịch bệnh, cụ thể:
Trường hợp dịch bệnh kết thúc trong Quý I/2020, dự kiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp Quý I/2020 chỉ tăng 5,18% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt 9% và 10,45%).
Trường hợp dịch bệnh kết thúc cuối Quý II/2020, dự kiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong Quý II/2020 tăng 5,33% so với cùng kỳ 2019 

khoảng 60% vải, hơn 55% xơ sợi và khoảng 45% phụ liệu từ Trung Quốc phục vụ cho sản xuất. Đa số các doanh nghiệp dệt may chỉ dự trữ nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3 hoặc đầu tháng 4, sau đó sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu vào để sản xuất.

"Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm các nguồn cung khác như nguồn cung trong nước, nguồn từ các nước khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ,… tuy nhiên các nguyên vật liệu từ các nguồn cung này chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã; khó đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ; giá cả cao hơn nguồn hàng từ Trung Quốc", ông Cẩm nêu thực tế.

Do đó, với ngành dệt may, dự kiến tăng trưởng có thể giảm khoảng 14%, quý  2 trong điều kiện khả quan thì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc hồi phục, có thể duy trì như năm trước và quý 3,4 sẽ tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó, EVFTA có hiệu lực dự kiến tăng trưởng xuất khẩu cao hơn năm trước 5-10%. Cả năm có thể duy trì kim ngạch 39 tỷ USD, Cục Xuất nhập khẩu dự báo.

Cung cấp thêm thông tin về tìm kiếm nguồn nguyên liệu, ông Hải nói thêm, trong đợt tìm kiếm nguyên liệu cho sản xuất khẩu trang vừa qua, thực tế là doanh nghiệp trong nước cung cấp đúng loại vải mà họ đang cần thì Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài họ kết nối rất hiệu quả.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp nếu thực tế, các DN sẽ phát sinh vốn vay ngân hàng, chi phí trả lương trong thời gian phải tạm dừng và khó khăn về thị trường tiêu thụ. Trong khi, Trung Quốc, Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ lượng lớn hàng dệt may.

Bà Nguyễn Thuý Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch dẫn số liệu tháng 2 cho biết, loạt chỉ số sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo… đều suy giảm so với cùng kỳ 2019. Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng tăng 6,2%, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp  chế biến chế tạo chỉ tăng 7,4%, giảm 4% so với cùng kỳ, khai khoáng 1,6%, sản xuất phân phối điện giảm 1% trong 2 tháng đầu năm.

Dù mới tháng 2 nhưng đã thấy sự sụt giảm sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo. Điều này ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng công nghiệp, nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt. 

Moody's và Barclays đều ước tính dịch bệnh Covid-19 sẽ hạ mức tăng trưởng GDP toàn cầu xuống 0,3% trong năm 2020, trong khi Oxford Economics cho rằng con số này là 0,2%. Trong khi đó, nghiên cứu của ngân hàng ANZ công bố vào đầu tháng 02/2020 dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị giảm 0,9 điểm phần trăm.

Do tác động lan truyền, tăng trưởng kinh tế châu Á nói chung sẽ mất 0,5 điểm phần trăm trong quý đầu tiên, và thậm chí sụt giảm hơn nữa tùy thuộc vào mức độ bùng phát của dịch bệnh. Hồng Kông đã bị suy thoái kinh tế do bất ổn chính trị, nay có thể mất thêm 1,4 điểm phần trăm tăng trưởng GDP do du lịch và thương mại Trung Quốc giảm, tiếp theo là Việt Nam (giảm 0,8 điểm phần trăm), Thái Lan (giảm 0,7 điểm phần trăm) và Đài Loan (giảm 0,6 điểm phần trăm). Không chỉ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng cháy rừng, tăng trưởng kinh tế của Australia có thể mất thêm 0,2 điểm phần trăm GDP vào năm 2020 do dịch bệnh Covid-19.

Còn theo dự báo của Bloomberg, tăng trưởng kinh tế của Australia và Brazil – hai nhà xuất khẩu hàng hóa lớn sang Trung Quốc sẽ sụt giảm 0,3% tăng trưởng do dịch bệnh. Hàn Quốc và Việt Nam – hai quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc về thương mại và du lịch, dự báo sẽ mất khoảng 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng GDP.

Đề nghị miễn, giảm, hoàn thuế cho doanh nghiệp

Ông Hoài kiến nghị, để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, Chính phủ cần có biện pháp khuyến khích DN tìm nguồn nguyên liệu thay thế.  "Có nhiều DN 3 năm nay chưa được hoàn thuế VAT, số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nên rất khó khăn trong sản xuất, hoạt động.
Vì thế, theo ông Hoài, giai đoạn này, khó khăn về tài chính của DN là lớn nhất do phải tạm ngừng sản xuất, đề nghị các ngân hàng hoãn thời gian trả nợ cho các khoản vay của DN", ông Hoài đề xuất.
Ngoài ra, xem xét tạo điều kiện cho các chuyên gia quản lý cao cấp người nước ngoài sớm trở lại làm việc tại Việt Nam. Đây là những chuyên gia khó có thể thay thế được. Có thể có cơ chế cách ly tại cơ sở công nghiệp có sự giám sát chặt chẽ của y tế địa phương.
Trong khi đó, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục kiến nghị một vấn đề không mới, đó là tăng cường nội lực để đảm bảo nguồn cung công nghiệp hỗ trợ cho các ngành. "Kể cả dịch qua rồi thì xây dựng kịch bản thị trường nguồn cung cũng rất quan trọng, hỗ trợ trợ DN ra thị trường tìm nguồn cung. Chúng tôi kiến nghị đưa nội dung này vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thời gian tới", ông Trần Thanh Hải nói. ời
Ngoài các ngành đang chịu tác động rõ rệt trước mắt là dệt may, da giày, điện tử… còn bao nhiêu ngành công nghiệp khác cũng bị tác động trong năm 2020 nếu dịch bệnh được khống chế thành công trong nửa đầu năm nay? Tác động trực tiếp, gián tiếp là gì?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị: "Cục Công nghiệp phải làm việc kỹ hơn với các Hiệp hội ngành hàng, DN  để đưa ra kịch bản dự báo, ứng phó cặn kẽ, chi tiết hơn. "Nếu tín dụng, lãi suất ngân hàng vẫn như cũ thì DN sẽ chịu đựng được bao lâu?mức giảm cụ thể thế nào và sẽ có tác động gì?", ông Tuấn Anh nói và cho rằng, các kiến nghị đưa ra cần cụ thể chứ không thể nói chung chung như miễn giảm thuế, giảm lãi suất…
Người đầu Bô Công Thương cũng lưu ý, nhiều nước đã xảy ra khủng hoảng một số mặt hàng như khẩu trang, giấy vệ sinh.Nawnng lực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh không chỉ đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước khi dịch kéo dài cũng là câu chuyện rất cần coi trọng.
Tin liên quan
Tin khác