TIN LIÊN QUAN | |
Chậm thoái vốn ngân hàng, DNNN bị cắt quyền sở hữu | |
Thoái vốn DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng thoái... nội bộ |
Vấn đề thoái vốn ngoài ngành trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, thiếu biện pháp quyết liệt và một lộ trình thực hiện rõ ràng theo nguyên tắc thị trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp loay hoay, lúng túng không biết thoái ra sao, thoái với những khoản đầu tư nào.
Quyết định 51 của Thủ tướng Chính phủ đã giúp tháo gỡ điểm nghẽn trong thoái vốn tại các DNNN (ảnh minh họa) |
Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 51) đã giúp tháo gỡ những điểm nghẽn trong thoái vốn tại các DNNN. Quyết định đã cho phép DN thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách. Có thể nói, đây là điểm mấu chốt “khai thông” cho quá trình thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước. Các khoản vốn đầu tư được định giá dưới mức mệnh giá và dưới giá trị sổ sách gặp nhiều khó khăn trong quá trình thoái vốn, nay đã có cơ chế cho doanh nghiệp tìm phương án xử lý phù hợp và dễ dàng hơn.
QĐ 51 quy định giá khởi điểm và giảm giá bán tối đa, cơ chế này đã mở “lối thoát” cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư; quy định điều chỉnh giảm giá bán tối đa cũng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình thoái vốn, “nới rộng” khoản cắt lỗ lớn cho doanh nghiệp.
Điểm mở của QĐ 51 còn nằm ở việc cho phép đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền trước năm đăng ký chào bán có lỗ và có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; có lỗ nhưng không có lỗ lũy kế, có lãi nhưng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Cũng theo quyết định, Ngân hàng Nhà nước và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tham gia mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư trong cả lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và các lĩnh vực khác theo lộ trình…
Nhiều chuyên gia đánh giá, QĐ 51 sẽ tạo những bước đột phá trong thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN.
Thêm nhiều DN ra khỏi diện nhà nước nắm vốn chi phối (Baodautu.vn) 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tên trong danh sách cổ phần hóa trong 2 năm 2014 - 2015 sẽ chưa phải là con số cuối cùng khi tiêu chí phân loại DNNN mới được ban hành. Thoái vốn DNNN: Hàng nghìn tỷ đồng thoái... nội bộ Thủ tướng: Phải dứt điểm cổ phần hóa 432 DNNN Bộ trưởng Thăng: Kiếm 1,4 tỷ USD xây Sân bay Long Thành Vietnam Airlines có giá bao nhiêu? |
Trả lương cho người đại diện vốn nhà nước (Baodautu.vn) Kể từ ngày 1/4/2014, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp (NĐD) sẽ được chủ sở hữu vốn nhà nước (bộ ngành, UBND cấp tỉnh) xem xét trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm, thù lao và các quyền lợi khác theo Quy chế hoạt động của NĐD vừa được Bộ Tài chính ban hành. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà: Cơ sở nào lương chủ tịch tập đoàn 36 triệu? Tháng 2/2014: Ban hành nghị quyết thoái vốn DNNN Càng chần chừ thoái vốn, càng nguy hiểm |
Tháng 2/2014: Ban hành nghị quyết thoái vốn DNNN (Baodautu.vn) Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014-2015. Một trong những thông tin quan trọng từ Hội nghị là Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về thoái vốn nhà nước ngay trong tháng 2/2014 để thúc đẩy thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). |
Duy Hữu