Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn thăm gian hàng của Fiber LAN của DZS. |
Kể từ khi vào Việt Nam, Internet đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giải trí. Internet tác động đến mọi ngành nghề và lĩnh vực trong cuộc sống, từ công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, giáo dục y tế, xây dựng, v.v. bằng những xu hướng về IoT (Internet of Things – Internet Vạn Vật), Smart City (Thành phố Thông minh), Smart Home (Ngôi nhà Thông minh) hay BIoT (IoT trong các tòa nhà).
Theo định nghĩa của Memoori Research, tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các tòa nhà thông minh trên thế giới, BIoT là hệ sinh thái được xây dựng trên nền tảng IP network, bao gồm các thiết bị, giải pháp và dịch vụ kết nối internet để quản lý, giám sát, phân tích và điểu hành các tòa nhà một cách tự động, từ đó tối ưu hóa chi phí và gia tăng các tiện ích, cũng như cải thiện môi trường sống.
Trong báo cáo thị trường BIoT mới nhất với tiêu đề "IoT trong các toà nhà thông minh giai đoạn 2016-2021", Memoori Research đã đánh giá thị trường BIoT toàn cầu dự kiến có mức tăng trưởng ấn tượng, từ 26,65 tỷ USD năm 2015 lên 75,5 tỷ USD năm 2021, tương đương với tốc độ tăng trưởng lũy kế hằng năm là 20,7%. Đặc biệt, các thiết bị kết nối internet trong các tòa nhà thương mại sẽ tăng từ 712 triệu thiết bị năm 2016 lên 3.687 triệu thiết bị năm 2021.
Cũng trong vòng 4 năm trở lại đây, thế giới đã ghi nhận 23 thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực BIoT với giá trị tăng từ 3,7 triệu USD lên 3 tỷ USD . Hiện nay, các tòa nhà lớn nhất trên thế giới đều đã triển khai các công nghệ và giải pháp thông minh từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, những tòa nhà này chỉ chiếm 10% thị trường bất động sản thương mại trên thế giới. Còn lại 90% chưa tận dụng được hết những lợi ích của BIoT mang lại.
Ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam, cho biết: “Chính tốc độ gia tăng các thiết bị kết nối internet sẽ định hướng các xu hướng đầu tư trong mọi lĩnh vực, trong đó BIoT và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Để có thể đón đầu xu hướng BIoT trên thế giới, các tòa nhà thương mại tại Việt Nam, từ các tòa nhà văn phòng, khu chung cư, khách sạn, bệnh viện, trường học. cần được trang bị đầu tư một nền tảng cơ sở hạ tầng mạng hợp nhất với khả năng quản lý tập trung, đơn giản và xuyên suốt, nâng cao trải nghiệm kết nối đa dịch vụ tốc độ cao cho người dùng”.
Ông Park cũng cho biết thêm: “Sự kết hợp của các công nghệ và kiến trúc mới của DZS còn giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí đầu tư (CapEx) đến 30%, chi phí vận hành (OpEx) đến 70% và gia tăng gấp đôi doanh thu”.
Fiber LAN của DZS tiết kiệm được 44% chi phí đầu tư (tương đương 628.000 USD). Ngoài ra, so với giải pháp cáp đồng trước đó, giải pháp Fiber LAN của DZS còn tiết kiệm cho trường được 50m2 diện tích trung tâm dữ liệu cũng như cắt giảm chi phí bình quân mỗi phòng ký túc xá từ 4.700 USD xuống còn 2.875 USD.
Giải pháp mạng cáp quang Fiber LAN của DZS là sự kết hợp của những công nghệ tiên tiến nhất đến từ nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng viễn thông Mỹ với hàng chục năm kinh nghiệm triển khai cho các công trình lớn trên thế giới, từ các khu đô thị, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đến bệnh viện, trường đại học, ký túc xá sinh viên, v.v. có được một cơ sở hạ tầng thông minh đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất về dịch vụ 5G, như tập đoàn khách sạn 5 sao Accord, Marriots, Starwood, Aloft; các trường đại học danh tiếng như Washington State University, San Fransisco State University, hay các tổ chức y tế lớn như Medical Center of the Americas Foundation,...