Thời sự
Thái Bình: 5 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 5 năm qua
TL - 14/10/2020 07:45
Trong nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2020), Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm từ thực tiễn để tiếp tục thực hiện những mục tiêu chiến lược trong nhiệm kỳ tới.
.

1. Thường xuyên quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương là cơ sở xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá; tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ và quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn để đạt hiệu quả cao nhất. 

2. Phát huy sức mạnh đoàn kết thống nhất, sự năng động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng. Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tiễn; kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận tiện tối đa cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng các nguồn lực theo đúng quy định của pháp luật. Kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách quản lý, khuyến khích, thu hút đầu tư.

5. Các chương trình, kế hoạch phải lấy phát triển kinh tế là trung tâm; phải coi trọng quyền lợi của người dân, coi việc chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân là lợi ích cốt lõi. Phải bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, con người và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Tin liên quan
Tin khác