Các triệu phú trên toàn cầu đang sở hữu khối tài sản trị giá 63.500 tỷ USD. Ảnh: Aol |
Theo đó, tổng tài sản của các triệu phú đã tăng 8,2% trong năm 2016 và có thể vượt 100.000 tỷ USD vào năm 2025.
Capgemini chỉ thống kê những người sở hữu tài sản có khả năng đầu tư một triệu USD trở lên, không bao gồm bất động sản đầu tiên, các bộ sưu tập và những thứ có thể tiêu dùng.
Báo cáo cho biết, khoảng 1,15 triệu người trở thành triệu phú trong năm ngoái.
Trong đó, Mỹ, Nhật, Đức và Trung Quốc là những nước có nhiều triệu phú nhất và chiếm hai phần ba số triệu phú trên toàn cầu. Tại Mỹ, triệu phú đã tăng từ 4,46 triệu lên 4,8 triệu người. Trung Quốc hiện cũng có 1,13 triệu phú, tăng lên từ hơn một triệu người.
Châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ đã đóng góp như nhau vào xu hướng gia tăng này. Số triệu phú Nga, Brazil và Canada tăng trở lại sau sự suy giảm một năm trước, theo các số liệu của báo cáo.
Số lượng triệu phú Nga và tài sản của họ tăng 20% nhờ thị trường chứng khoán phục hồi. Pháp vượt qua Anh trong top 5 về số lượng triệu phú nhờ bất động sản tăng giá. Trong khi đó, Thuỵ Điển đánh bật Singapore ra khỏi top 25 vì thị trường chứng khoán quốc gia Đông Nam Á này suy giảm.
Khảo sát về tài chính của các triệu phú cho thấy, họ đã nắm giữ 31,1% cổ phần trong quý II/2017, so với 24,8% trong năm 2016. Thu nhập cố định bình ổn ở mức 18%, trong khi tiền mặt tăng từ 23,5% lên 27,3 %. Các khoản đầu tư khác như các quỹ phòng hộ, chứng khoán phái sinh, ngoại tệ, hàng hoá và cổ phiếu bí mặt giảm từ 15,7% xuống 9,7%.
Báo cáo không công bố lý do của sự phân bố lại nhưng tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn, cùng với tính thanh khoản mạnh mẽ sau nhiều năm bởi sự kích thích chưa từng có của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Động thái này đã đẩy thị trường chứng khoán trên thế giới lên cao.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng với các rủi ro chính trị; những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên.