Tới năm 2020, hơn một nửa số dân toàn cầu trong tổng số 7,6 tỷ người sẽ sử dụng hơn một liều thuốc mỗi ngày |
Theo IMS, cùng với sự chỉ trích về sự tăng giá của dược phẩm kê đơn tại Mỹ thì trong năm năm tới, chi phí của toàn cầu cho các loại thuốc được cho là sẽ tăng từ 3-6% trong mỗi năm.
IMS dự đoán chi phí toàn cầu cho dược phẩm sẽ tăng khoảng 30% từ mức 1.000 tỷ USD hiện nay lên mức 1.300 tỷ USD vào năm 2020 do sự xuất hiện các loại thuốc đắt đỏ mới, giá cả tăng, dân số già và sự gia tăng dùng thuốc giá rẻ/thuốc nhượng quyền (generic drug) tại các nước đang phát triển.
Sự gia tăng chi phí là do làn sóng sử dụng thuốc sáng chế đắt đỏ sẽ chấm dứt do các loại thuốc này hết hạn bản quyền khiến cho các loại thuốc nhượng quyền giá rẻ sẽ xâm nhập thị trường.
IMS cho rằng tới năm 2020, doanh số bán thuốc kê đơn sáng chế và thuốc kê đơn giá rẻ cộng với thuốc không kê đơn trên toàn cầu đạt 1.400 tỷ USD. Doanh số này đã tăng thêm khoảng 349 tỷ USD từ doanh số của năm 2015, gần gấp đôi so với mức tăng 182 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011 tới 2015.
Số tiền chi phí cho dược phẩm ở mức 1.400 tỷ là một kỷ lục mới nhưng không quá ngạc nhiên do việc sử dụng thuốc và giá cả của các loại thuốc sáng chế tăng hàng năm. Tuy nhiên, số tiền 1.400 tỷ trên thực tế giảm 90 tỷ USD do thuốc được giảm giá và tiền chiết khấu không được ghi trong hóa đơn.
Trong khi đó, Xu hướng khác nhau tại các nước giàu và các nước nghèo sẽ thúc đấy sự chi tiêu cho các loại thuốc trong giai đoạn từ năm 2016-2020.
Theo ông Murray Aitken, Giám đốc điều hành viện thông tin sức khỏe thuộc IMS, cho biết tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Indonesia với dân số hơn 3 tỷ người sẽ sử dụng gần một nửa số thuốc tăng thêm trên toàn cầu nhưng chi phí bỏ ra lại không tăng bởi mặc dù có sự gia tăng về thu nhập và giá cả thấp hơn nhưng tại các nước này người dân chỉ có thể sử dụng các loại thuốc giá rẻ.
Thêm vào đó, với việc thiếu hụt các bệnh viện, bác sỹ, trang thiết bị y tế và nhân viên được đào tạo bài bản sẽ hạn chế việc sử dụng các loại thuốc đắt tiền.
Tại các nước phát triển, cuộc cách mạng về nghiên cứu và phát triển đã tạo ra những loại thuốc đặc trị các loại bệnh như ung thư hiếm gặp, viêm gan C. Các loại thuốc này đôi khi mang đến cơ hội lớn trong việc chăm sóc bệnh nhân nhưng có những loại thuốc mới tại Mỹ có giá lên tới 100.000 USD. Giá này đã tăng lên 5.000% do các nhà sáng chế thuốc áp đặt lên các loại thuốc cũ với sự canh tranh hạn chế để tăng giá.
Tại Mỹ, hai xu hướng về giá thuốc đã vấp phải sự chỉ trích của bệnh nhân, những người ủng hộ, các chính trị gia và cả sự điều tra của lưỡng viện Mỹ.
Việc sử dụng thuốc tại các nước phát triển thường cao hơn tại các nước đang phát triển nhưng khoảng cách này sẽ thu hẹp do người dân tại các nước đang phát triển tăng cường sử dụng thuốc giá rẻ. Theo IMS, đến năm 2020, hàng năm số liều thuốc sử dụng sẽ đạt 4.500 tỷ liều, tăng 24% so với năm nay. Tới năm 2020, hơn một nửa số dân toàn cầu trong tổng số 7,6 tỷ người sẽ sử dụng hơn một liều thuốc mỗi ngày, tăng từ 31% trong năm 2005.
Tại Mỹ, trong năm 2020, các loại thuốc kê đơn sử dụng thuốc giá rẻ sẽ lên 90% từ mức 88% hiện nay.