UBND tỉnh Bạc Liêu và liên doanh nhà đầu tư Energy Capital Vietnam (Mỹ) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác đầu tư xây dựng Dự án cung cấp khí tự nhiên hóa hỏng (LNG) và và nhà máy điện khí tại vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 91.400 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD), quy mô 3.200 MW.
. |
Theo kế hoạch, Dự án được triển khai trong 10 năm, từ 2018 đến năm 2017 và được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I, hoàn thành xây dựng nhà máy điện công suất 1.000 MW, dự kiến khởi động trong năm 2018, đi vào hoạt động cuối năm 2021. Giai đoạn II, xây dựng bổ sung nhà máy điện với công suất 1.000 MW, đi vào hoạt động cuối năm 2024. Giai đoạn III, xa6ydu75ng tiếp nhà máy điện khí công suất 1.200 MW, đi vào hoạt động năm 2027.
Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 100 ha. Vị trí cụ thể được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá địa điểm phù hợp với yêu cầu của dự án, tránh sử dụng diện tích rừng phòng hộ.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, việc phát triển dự án trên phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng quốc gia cũng như điều kiện tình hình thực tế tại địa phương, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tỉnh rút dự án Nhà máy Nhiệt điện Cái Cùng (huyện Hòa Bình) ra khỏi quy hoạch điện lực quốc gia.
Sau lễ ký MOU, sẽ còn một loạt công việc phải thực hiện tiếp theo, như nghiên cứu, khảo sát và lập hồ sơ thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án, báo cáo các cơ quan chức năng để xin chủ trương đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư…
Nếu được chấp thuận, đây sẽ là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Bạc Liêu kể từ trước tới nay. Và nếu được thông qua, thì đây cũng sẽ là một trong những dự án điện khí quy mô lớn của Việt Nam.
Mới đây, tại Singapore, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Sembcorp (Singapore) cũng đã ký kết MOU về việc triển khai Dự án Điện khí Quảng Ngãi, quy mô vốn đầu tư dự kiến trên 2 tỷ USD.
Dự án này ban đầu được Sembcorp dự kiến đầu tư xây dựng là nhiệt điện, tuy nhiên sau thông tin mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ được đưa vào khai thác, đã được chuyển hướng sang đầu tư điện khí.
Hiện Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch trở thành Trung tâm Điện khí miền Trung, với quy mô 4 nhà máy, tổng công suất 3.000 MW.