Thời sự
Thị trường kho lạnh Việt Nam: Tiềm năng lớn nhưng cạnh tranh khốc liệt
- 26/01/2017 09:32
Kho lạnh nằm trong chuỗi cung ứng lạnh là khái niệm để chỉ hệ thống có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm kéo dài thời gian lưu kho một số mặt hàng nhất định. Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30 tới -28oC đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20 tới -16oC đối với sản phẩm thịt) và Kho mát (từ 2 tới 4oC đối với rau quả và hoa các loại).
TIN LIÊN QUAN

Đặc điểm ngành kho lạnh

Kho lạnh nằm trong chuỗi cung ứng lạnh là khái niệm để chỉ hệ thống có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm kéo dài thời gian lưu kho một số mặt hàng nhất định. Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30 tới -28oC đối với thủy sản), Kho đông lạnh (từ -20 tới -16oC đối với sản phẩm thịt) và Kho mát (từ 2 tới 4oC đối với rau quả và hoa các loại).

Ngành kho lạnh hiện đang là ngành mới ở Việt Nam với một lịch sử phát triển trong khoảng 20 năm trở lại. Kho lạnh thương mại đầu tiên được xây dựng năm 1996 bởi Konoike Vinatrans, một liên doanh giữa Konoike Transport (Nhật Bản) với ba doanh nghiệp Việt Nam gồm Vinatrans, Vinalink và Vinafreight. Tới năm 1998, Swire Cold Storge (Úc) nối bước Konoike xây dựng một trong những kho lạnh hiện đại nhất thời bấy giờ. Năm 2007, thị trường kho lạnh mới thực sự bùng nổ với sự xuất hiện của bốn kho lạnh mới, trong đó, đáng ghi nhận là Công ty Cổ phần Hùng Vương xây dựng hai kho lạnh với tổng sức chứa là 40.000 tấn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tự thân của doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp thủy sản khác và các công ty bán lẻ trên thị trường. Kể từ đây, thị trường Việt Nam đã trở nên hấp dẫn với những nhà cung cấp kho lạnh cả trong và ngoài nước.

Theo thống kê của StoxPlus, những nhà cung cấp lớn về kho lạnh thương mại chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam do nhu cầu lớn. Những nhà cung cấp này được phân loại thành 4 nhóm chính: nhóm các nhà công ty trong nước, nhóm các công ty ngoại, nhóm các công ty kho vận và nhóm khác (Hình 3).

.

Mặc dù đứng đầu thị trường về công suất thiết kế, nhóm các công ty kho lạnh được xếp vào nhóm doanh nghiệp cấp hai. Những doanh nghiệp dẫn đầu trong nhóm này gồm Hoàng Lai, Hùng Vương, SATRA và Phan Duy. Trong đó, hai công ty Hùng Vương và SATRA là những công ty đầu tiền triển khai kho lạnh nhằm đảm bảo nhu cầu của chính họ. Tuy nhiên, những kho lạnh này chỉ được trang bị cơ bản và thiết kế đơn giản. Thậm chí, một số kho lạnh còn không có kệ để trữ hàng.

Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp ngoại dẫn đầu thị trường bởi tận dụng tốt đội ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại. SWIRE là một trong những nhà cung cấp kho lạnh nước ngoài đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt nam từ năm 1998 với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp cũng như trang thiết bị hiện đại tại thời điểm đó. Những doanh nghiệp khác có thể kể đến LOTTE Sea (2009) và Preferred Freezer Services (2010). Các nhà cung cấp nước ngoài chính là những người dẫn đầu thị trường trong chất lượng và quản lý với nhóm khác hàng đa dạng và những địa điểm vô cùng thuận lợi.

Tiềm năng lớn từ thị trường kho lạnh thương mại Việt Nam

Theo báo cáo Thị trường Kho lạnh Việt Nam 2016 của StoxPlus, kho lạnh là một trong những phân ngành dịch vụ vận tải nhiều hứa hẹn nhất ở Việt Nam, một nền kinh tế mà nông nghiệp đóng góp 16% GDP cả nước. Tính đến thời điểm này mới có một số ít doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, nhưng chưa công ty nào cung cấp được chuỗi dịch vụ cung ứng đầy đủ.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng kho lạnh đến từ bốn lĩnh vực chính gồm thủy sản, thịt, rau quả và bán lẻ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản và hàng bán lẻ được kỳ vọng trở thành động lực  chính cho việc tăng nhu cầu kho lạnh ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của một số hiệp định thương mại tư do được kí năm 2015. Cụ thể, TPP có thể giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng 68 tỷ USD năm 2025 với việc xóa bỏ hàng loạt hàng rào thuế quan đối với càng thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như thủy sản được kỳ vọng sẽ tăng trường mạnh trong giá trị xuất khẩu tới những nước tham gia TPP như Hoa Kỳ. Từ đó, nhu cầu giao nhận vận tải trong đó có kho lạnh cho các sản phẩm xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng cao.

Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ quốc tế cũng đang có những kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai gần. Việt Nam được kỳ vọng sẽ có khoảng 1200 – 1300 siêu thị, 180 trung tâm mua sắm và 157 cửa hàng bách hóa vào năm 2020. Các kênh phân phối trong đó có kho lạnh cũng sẽ hướng đến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và sức chứa để đáp ứng nhu cầu đến từ sự bùng nổ này.

StoxPlus cho rằng điểm đáng chú ý ở đây là các ngành khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau và nhu cầu riêng đối với kho lạnh.

Thị trường kho lạnh Việt Nam đang dần trở nên cạnh tranh hơn khi mà một số dự án đầu tư kho lạnh đang được triển khai bởi cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, dự án đầu tư lớn nhất là kho lạnh với sức chứa 50.000 tấn hàng được xây dựng tại khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. Dự án đang trong giai đoạn khởi công với tổng vốn đầu tư là 46,1 triệu USD và được phát triển bởi Tập đoàn Gemadept và Tập đoàn thủy sản Minh Phú.

Để có thể nắm bắt được những cơ hội đầy triển vọng trong phân ngành kho lạnh tại Việt Nam, theo StoxPlus, các doanh nghiệp hiện tại cũng như những nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường cần phải xác định được thị trường mục tiêu cũng như có được những kể hoạch bán hàng và marketing thích hợp.

Tin liên quan
Tin khác