Trong tuần làm việc này, cùng với nội dung bầu Chủ tịch nước, các đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn và thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. |
Phát biểu khai mạc Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, nêu rõ, đến thời điểm này chúng ta đã đi qua nửa nhiệm kỳ 2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự nỗ lực của nhân dân, doanh nghiệp,... chúng ta đã đạt được những kết quả khá toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Đặc biệt GDP trong 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tại kỳ họp này, bên cạnh các nội dung về xây dựng pháp luật, công tác nhân sự, công tác giám sát, Quốc hội sẽ xem xét đánh giá nhiều nội dung quan trọng về kinh tế, xã hội, để từ đó đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu Quốc hội căn cứ thực tiễn địa phương nơi mình đại diện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, thảo luận, đóng góp các ý kiến để góp phần vào sự thành công chung của kỳ họp.
Tại kỳ họp này, bên cạnh các nội dung về xây dựng pháp luật, công tác nhân sự, công tác giám sát, Quốc hội sẽ xem xét đánh giá nhiều nội dung quan trọng về kinh tế, xã hội,... để từ đó đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu Quốc hội căn cứ thực tiễn địa phương nơi mình đại diện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, thảo luận, đóng góp các ý kiến để góp phần vào sự thành công chung của kỳ họp.
Trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ kinh tế xã hội phát triển ổn định, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015.
GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015. Nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) thì thu nhập đầu người năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD.
"Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp đã thực chất hơn, tập trung thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động.
"Đã có 20 doanh nghiệp lớn bán cổ phần lần đầu trong 9 tháng năm 2018, thu về 20.300 tỷ đồng, riêng thoái vốn thu về 7.900 tỷ, nâng tổng luỹ kế lên 170.000 tỷ đồng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng đã được phê duyệt, nợ xấu toàn hệ thống giảm còn khoảng 2%. Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, hết tháng 6/2018 nợ xấu là 2,09%, giảm 0,37% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng là 12,27%, cao hơn 3,27% mức tối thiểu.