Theo quy chế, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo các quy định của pháp luật có liên qu an.Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi có văn bản thông báo xác nhận của Sở Công Thương tỉnh. Thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh.
Ảnh minh họa |
Quy chế cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan có trách nhiệm chủ động phối hợp hoạt động với cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo điều hành giữa các cơ quan quản lý của tỉnh; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy định pháp luật.
Quy chế cũng nghiêm cấm mọi thái độ cửa quyền, quan liêu, vô trách nhiệm, gây phiền hà cho các doanh nghiệp; việc tổ chức phối hợp lực lượng kiểm tra, xử lý theo từng vụ việc căn cứ vào nguồn thông tin, công tác kiểm tra của từng cơ quan, đơn vị và phải do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó có yêu cầu bằng văn bản.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử của Sở, các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện về việc chấm dứt, tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp để cùng phối hợp thực hiện…