- Bổ sung dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế đã thu hút được 140 dự án đầu tư
- Thừa Thiên Huế: Tăng cường thúc đẩy hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản
- Đối thoại trực tuyến với chủ đề "Cải cách hành chính- Xây dựng chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
Theo Quyết định này, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tham gia đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai; các dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành theo từng thời kỳ được hỗ trợ công trình giao thông ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư cụm công trình đầu mối nhà máy xử lý nước thải, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng.
Dự án Laguna Lăng Cô |
Về hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ, các dự án thuộc danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hàng năm được tỉnh hỗ trợ bằng cách ứng trước 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án, riêng đối với các dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án để chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng. Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Hỗ trợ 100% kinh phí rà phá bom, mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô;...
Ngoài ưu đãi về thuế và đất đai, hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ, tỉnh Thừa Thiên Huế còn hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư tuyển dụng lao động là người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh để phục vụ các dự án tại địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ 2 năm trở lên và tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định) với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/khóa. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo 1 lần trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ là dự án đang trong thời gian xây dựng cơ bản và trong 3 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động.
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sử dụng lao động trên 50 người (có hợp đồng lao động từ 2 năm trở lên và tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định) sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng làm việc trong 3 năm đầu kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu thuê mặt bằng trên địa bàn tỉnh để hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp/năm và được quy định cụ thể như sau: Năm thứ nhất tối đa không quá 60.000đồng/1m2/tháng; Năm thứ hai tối đa không quá 40.000đồng/1m2/tháng và năm thứ ba tối đa không quá 20.000đồng/1m2/tháng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ hỗ trợ xúc tiến đầu tư; khen thưởng đối với hoạt động môi giới đầu tư; hoàn trả kinh phí ứng trước của nhà đầu tư; các chính sách hỗ trợ khác...
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017 và thay thế Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 5/1/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.