Tiêu dùng xanh, sạch đang là xu hướng được lan tỏa mạnh mẽ |
Người tiêu dùng chọn xanh, sạch
Theo một báo cáo về phát triển bền vững của Nielsen, 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường. So với tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 76%, thì người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực.
Báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt, trong đó các sản phẩm chất lượng cao (79%) và cam kết có trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 62% người Việt.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020, nêu rõ: để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, đồng thời giảm thiểu phát thải, bảo vệ chất lượng môi trường và sức khỏe con người, hướng đến phát triển bền vững.
Thực tế trong ngành bán lẻ cho thấy, các doanh nghiệp đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Kinh doanh “xanh” và “sạch” trở thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chiến lược khai thác thị trường Việt Nam với 100 triệu dân - được xếp trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Doanh nghiệp bán lẻ nhập cuộc mạnh mẽ
Một trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy thị trường bán lẻ trong nước phát triển theo xu hướng xanh, sạch, bền vững phải kể đến MM Mega Market. Là đối tác cung cấp thực phẩm của gần 1 triệu khách hàng chuyên nghiệp là các Nhà hàng, Khách sạn, Căn tin – nhóm khách hàng yêu cầu cao nhất về chất lượng, chính là động lực để MM chọn chiến lược phát triển bền vững ngay từ khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.
Để đảm bảo sản lượng, chất lượng và độ an toàn của các mặt hàng thực phẩm tươi sống, doanh nghiệp này đã chọn hướng xây dựng chuỗi cung ứng bền vững nông nghiệp ngay từ năm 2005. Khởi đầu là trạm trung chuyển rau củ quả Đà Lạt, cho đến nay, MM đang vận hành 5 trạm trung chuyển thực phẩm được đánh giá là có qui mô lớn tại Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ phát triển chuỗi cung ứng bền vững trong nông nghiệp, MM không chỉ cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch, mà còn góp phần tạo nên một thế hệ nông dân Việt Nam tiên tiến và góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt.
Năm 2018, MM Mega Market đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” về những đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, có vai trò “đầu tàu” trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Mới đây, doanh nghiệp cũng vừa áp dụng tiêu chuẩn ATTP ISO 22000:2018 cho trung tâm MM Hải Phòng. Đây là phiên bản ISO mới nhất với những tiêu chuẩn khắt khe nhất về quản lý an toàn thực phẩm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Đây là trung tâm thứ 4 của Công ty đạt tiêu chuẩn này và đại diện MM khẳng định, sẽ áp dụng cho toàn bộ trung tâm còn lại.
Dự án năng lượng mặt trời mái nhà giúp MM giảm lượng khí thải CO2 lên đến 90,532 tấn trong vòng 15 năm |
MM cũng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đi đầu giảm thiểu bao bì nhựa, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải CO2 ra môi trường. Mới đây, doanh nghiệp này cho biết sắp hoàn thành dự án năng lượng mặt trời mái nhà – giai đoạn 1, dự kiến cung ứng tới 30% tổng nhu cầu sử dụng điện của các trung tâm, giúp giảm lượng khí thải CO2 lên đến 90,532 tấn trong vòng 15 năm.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với ô nhiễm môi trường, thiếu hụt năng lượng, thì xu hướng tiêu dùng xanh, sạch từ người tiêu dùng và chiến lược kinh doanh xanh của doanh nghiệp được các chuyên gia tin tưởng, sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành bán lẻ, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế.