Chìa khoá thành công của Chubb Life Việt Nam
Báo cáo tài chính năm 2021 của Chubb Life Việt Nam (thuộc khối kinh doanh bảo hiểm nhân thọ toàn cầu của Chubb) ghi nhận tổng doanh thu 5.112 tỷ đồng và tổng tài sản 15.079 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 4.499 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với doanh thu phí bảo hiểm gốc 489 tỷ đồng của năm 2009.
Chubb Life Việt Nam cũng là công ty bảo hiểm nhân thọ hiếm hoi trên thị trường đã bắt đầu có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ sau hơn 4 năm hoạt động từ khi thành lập, tăng trưởng liên tục và duy trì mạch lợi nhuận trong 13 năm liên tiếp cho đến nay.
Nhìn một cách tổng quát, chìa khóa thành công của Chubb Life Việt Nam đến từ ba yếu tố chính.
Yếu tố đầu tiên mang tính khách quan khi quy mô thị trường bảo hiểm trong nước ngày càng tăng do nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ, tính mạng, tài sản của khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp ngày càng cao.
Thứ hai là Ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ nhân viên Chubb Life Việt Nam không ngừng sáng tạo và mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Yếu tố cuối cùng, nhưng mang tính cốt lõi là Chubb Life Việt Nam được thừa hưởng định hướng phát triển bền vững và sức mạnh tài chính vượt trội từ Chubb - Tập đoàn bảo hiểm tài sản và trách nhiệm hàng đầu thế giới.
Chia sẻ về “chìa khóa” này, ông Bùi Thanh Hiệp, Phó tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam cho biết: “Châu Á là thị trường bảo hiểm nhân thọ quan trọng mà Tập đoàn Chubb đặc biệt chú trọng phát triển và mở rộng trong nhiều năm qua. Sự kiên định với chiến lược phát triển bền vững và sở hữu năng lực tài chính mạnh mẽ mà Chubb Life Việt Nam được “kế thừa” từ Tập đoàn đã giúp công ty không ngừng lớn mạnh trong 17 năm hoạt động”.
Chubb Life Việt Nam thừa hưởng nền tảng tài chính vững chắc từ Chubb
Báo cáo tài chính mới công bố cho thấy tổng tài sản của Chubb đến cuối quý II/2022 lên đến 196 tỷ USD và vốn chủ sở hữu xấp xỉ 52 tỷ USD (tương đương 1,2 triệu tỷ đồng). Tập đoàn ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh lên đến 3,43 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) nửa năm giảm gần bốn điểm phần trăm, còn 11,5%. Tuy nhiên, ROE của hoạt động kinh doanh cốt lõi lại cải thiện từ 9,9% lên 11,9%. Điều này thể hiện các chỉ tiêu tài chính chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn do mảng đầu tư không thuận lợi, biến động địa chính trị nhưng hoạt động bảo hiểm vẫn tăng trưởng tốt và là yếu tố quan trọng trong việc duy trì năng lực tài chính vững mạnh.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập như Fitch, Moddy’s, S&P... cũng đánh giá cao sức mạnh tài chính của Chubb suốt nhiều năm qua. Theo bảng thống kê xếp hạng tín nhiệm tính đến tháng 6/2022, các tổ chức đều cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Chubb là “ổn định”. Đơn cử, Fitch từ năm 2006 đến nay luôn xếp hạng Chubb ở mức A+ đến AA-. Mức AA- được định nghĩa là “chất lượng tín dụng rất cao” nhằm phản ánh khả năng thanh toán và cam kết tài chính rất mạnh, đồng thời thể hiện rủi ro vỡ nợ rất thấp và không dễ chịu tác động tiêu cực của những sự kiện được dự báo trước. Để duy trì xếp hạng tích cực hoặc nâng lên mức tốt hơn, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như tỷ suất hoạt động không dưới 90% so với kỳ đánh giá trước, cộng thêm cải tiến việc sử dụng vốn và kiểm soát chi phí.
Có thể thấy, Chubb sở hữu triển vọng tài chính tươi sáng, động lực và dư địa lợi nhuận trong tương lai rất lớn. Đây là tổng hoà của nhiều yếu tố như thu nhập của hoạt động bảo hiểm tai nạn – tài sản được cải thiện, dòng tiền mạnh, tiêu dùng toàn cầu tăng và nguồn thu mới sau khi mua lại mảng kinh doanh bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm nhân thọ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương…
Nền tảng tài chính và uy tín thương hiệu của Tập đoàn Chubb càng vững mạnh cũng là tín hiệu tích cực cho thấy Chubb Life Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực và lợi thế để mở rộng kinh doanh, phát triển sản phẩm đúng định vị “công ty công nghệ bảo hiểm nhân thọ hàng đầu”.