Tokopedia và giải pháp “bình dân hóa” công nghệ số
Theo William Tanuwijaya, đồng sáng lập Tokopedia - kết hợp giữa toko (mua sắm) và encyclopedia (bách khoa toàn thư) - mô hình kinh doanh của công ty này tương tự “gã khổng lồ” Alibaba – là một nền tảng mua bán, nơi mọi doanh nghiệp có thể dễ dàng sắp xếp và bán hàng hóa.
Số liệu từ CB Insights (Hoa Kỳ) cho biết, tính đến thời điểm tháng 6/2020, Tokopedia có mức định giá 7 tỷ USD và là “kỳ lân” lớn thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Grab (Singapore) và Gojek (Indonesia).
Tokopedia rất thành công khi đưa công nghệ vào các cửa hàng tạp hóa ở Indonesia. |
Năm 2018, Tokopedia đưa ra kế hoạch đầy tham vọng nhằm thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế giá trị 1.000 tỷ USD của Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Công ty này cho ra mắt ứng dụng Mitra Tokopedia, được thiết kế cho chủ sở hữu của warung - một dạng cửa tiệm tạp hóa nhỏ ngoài trời, thường phục vụ cho một khu phố. Hiện Mitra Tokopedia đã được tải xuống hơn một triệu lần với khoảng hai triệu warung trên toàn quốc đảo này.
Nhờ khả năng kết nối chủ tiệm tạp hóa với các cơ sở sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản về vị trí địa lý, giảm tải quy trình vận hành bán lẻ, Mitra Tokopedia trở thành ứng dụng được ưa chuộng và đã có mặt tại hơn 20 thành phố lớn, trong đó có Bandung, Yogyakarta, Banda Aceh, Medan, Palembang và Pekanbaru…
Kết quả nghiên cứu từ PT Visa Worldwide cho thấy, hơn 90% giao dịch tại Indonesia vẫn được thực hiện bằng hình thức tiền mặt. Chính vì vậy, nhiều "ông lớn" như Tokopedia đã tiên phong xây dựng cầu nối cho mua sắm truyền thống và trực tuyến.
Bối cảnh hiện tại cho thấy, hệ thống siêu thị lớn hay thương mại điện tử đã chứng minh sức mạnh nhưng không thể thay thế các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt ở khu vực châu Á bởi những ưu điểm khác biệt như thân thiện, gần nhà, tiện lợi... Tokopedia, Warung Pintar tại Indonesia, StoreKing tại Ấn Độ hay ngay cả ông lớn Alibaba với LST cũng đều bắt tay với kênh bán lẻ truyền thống đầy quyền năng này. Đây mới chỉ là những bước chân tiên phong đầu tiên của xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích lâu dài trong thị trường bán lẻ, cho các chủ cửa hàng và đặc biệt là người tiêu dùng.
Tiềm năng tỷ đô của VinShop
Từ nét tương đồng của hai nước về vận hành chuỗi bán lẻ và thói quen mua sắm của người dân, mô hình thành công từ Tokopedia ở Indonesia mang tới kỳ vọng thành công tương tự tại Việt Nam với nền tảng VinShop (sản phẩm thuộc Tập đoàn One Mount). Sau hơn 1 năm gia nhập thị trường, VinShop đã liên kết hơn 100.000 tạp hóa truyền thống, trở thành nền tảng nhập hàng qua ứng dụng lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn trong thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.
VinShop giúp người tiêu dùng trải nghiệm thanh toán không tiền mặt qua VinID Pay ngay tại các của hàng tạp hóa. |
Theo Nissel, Việt Nam hiện đang có 1,4 triệu tạp hóa đang hoạt động. Công ty đa quốc gia, chuyên tư vấn - nghiên cứu thị trường hàng đầu trên thế giới Kantar Worldpanel cho biết, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Năm lợi thế đặc biệt của mô hình bán hình truyền thống gồm: Sự tiện lợi - sự phù hợp - dịch vụ tốt - bán qua mối quan hệ gần gũi - chi phí thấp.
Theo đó, khách hàng dễ dàng tiếp cận tiệm tạp hoá để mua hàng do các cửa hàng này thường nằm trong khu dân cư, người dân có thể mua với số lượng ít, mua nhiều lần trong ngày. Mô hình bán lẻ này cũng phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu của người dùng hơn các kênh bán lẻ hiện đại. Cùng đó, các tiệm tạp hoá thường có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Và cuối cùng, các tiệm tạp hoá thường sử dụng mặt bằng của gia đình, người chủ tiệm đồng thời là người bán hàng không bị sức ép về mặt bằng nên có thể đưa ra mức giá tốt hơn cho khách hàng.
VinShop đã giúp 10 vạn tạp hóa Việt trở thành những người kinh doanh thực thụ nhờ tận dụng lợi thế về công nghệ và giải pháp tài chính từ nền tảng số hóa này. Đặc biệt ở những thành phố trọng điểm như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, “sắc đỏ” của VinShop đã len lỏi mọi ngõ ngách. Số liệu từ VinShop cho biết, nền tảng này đã bao phủ tới 80% thị trường lõi ở hai thành phố đông dân nhất cả nước.
Giới chuyên gia đánh giá, với nhiều chủ tạp hóa truyền thống, việc thay đổi thói quen vận hành đã tồn tại hàng chục năm không phải là chuyện một sớm, một chiều. Vì thế, động lực để hơn 100.000 tiểu thương - trong đó có nhiều người lần đầu sử dụng smartphone “lên đời công nghệ” cửa hàng tạp hóa cũ kỹ của mình, chính là từ việc gia tăng thu nhập.
Nhiều tiểu thương cho biết, họ có thể kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ những lợi ích đặc biệt từ VinShop, bao gồm: nguồn hàng phong phú từ chính các nhà cung cấp, giá cả minh bạch, hơn 100 chương trình khuyến mại mỗi tháng, hay chính sách khách hàng thân thiết từ VinShop.
Tốc độ phủ sóng ấn tượng của VinShop đã cho thấy tầm nhìn số hóa mô hình bán lẻ truyền thống mang lại những kết quả tích cực. Tiềm năng thị trường còn rất rộng mở, và VinShop có thể trở thành một Tokopedia thứ hai ở Đông Nam Á.