Cùng với AIA, các nhà đầu tư trong Series E này còn có UBS AG (chi nhánh London, Anh), Mirae Asset-Naver châu Á, và Taiwan Mobile Co. đến từ Đài Loan (Trung Hoa).
Thương vụ này cho thấy tham vọng của Tiki khi muốn mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ.
"Nguồn vốn này đưa định giá của công ty lên gần 1 tỷ USD.Tiki dự kiến tăng trưởng doanh thu từ 40-50% trong vài năm tới", ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki cho biết.
Nguồn vốn mới được cho là giúp Tiki đẩy nhanh các khoản đầu tư vào hậu cần, trong đó có trí tuệ nhân tạo và robot để quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng và giao hàng.
Nền tảng thương mại điện tử top đầu tại Việt Nam này cũng cóTiki ban đầu có kế hoạch niêm yết tại Mỹ vào năm 2025, tuy nhiên kế hoạch này có thể được thực hiện sớm hơn.
Tiki hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. |
Trước đó, hồi tháng 7/2021, trước vòng gọi vốn Series E, Tiki cho biết nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư với số vốn dự kiến cao hơn kỳ vọng ban đầu là 150 triệu USD.
Lần gọi vốn gần đây nhất của Tiki diễn ra vào khoảng giữa năm 2020, với 130 triệu USD từ Northstar Group - công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Singapore.
Được biết, hiệnTiki Global và CTCP Ti Ki đã trình hồ sơ thông báo tập trung kinh tế lên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương), trong đó Tiki Global dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 90,54% cổ phần của Tiki sau khi công ty này phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ tăng vốn từ 230 tỷ đồng lên 2.430 tỷ đồng.
Việc thành lập pháp nhân Tiki Global tại Singapore được xem là bước đi mở đường cho hoạt động phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tiki tại nước ngoài để tiếp cận thêm nguồn vốn. Tiki đang có dự định sẽ thực hiện gọi vốn thông qua một công ty thâu tóm sáp nhập chuyên dụng (SPAC) tại Singapore.