Y tế - Sức khỏe
Tin mới về Covid-19 ngày 14/1: Thận trọng tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi; ghi nhận 50 ca nhiễm biến thể Omicron
D.Ngân - 14/01/2022 08:50
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi thận trọng, chắc chắn, an toàn.

Thêm 16.026 ca Covid-19 mới, 11.914 ca trong cộng đồng

Tính từ 16h ngày 13/1 đến 16h ngày 14/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.040 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 16.026 ca ghi nhận trong nước (giảm 674 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 11.914 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh (-299), Đắk Lắk (-241), Bà Rịa - Vũng Tàu (-144). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Ngãi (+121), Đà Nẵng (+108), Phú Yên (+92).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.980 ca/ngày. Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.991.484 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.181 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.985.320 ca, trong đó có 1.663.403 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (510.604), Bình Dương (291.917), Đồng Nai (99.161), Tây Ninh (84.502), Hà Nội (82.435).

4.290 ca được công bố khỏi bệnh

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 4.290 ca; tổng số ca được điều trị khỏi là 1.666.220 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.481 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 3.795 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 829 ca; thở máy không xâm lấn là 139 ca; thở máy xâm lấn là 698 ca; ECMO là 20 ca.

Từ 17h30 phút ngày 13/01 đến 17h30 phút ngày 14/1 ghi nhận 171 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 209 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.341 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.  

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.86.872 mẫu tương đương 76.057.114 lượt người, tăng 62.516 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 13/01 có 1.066.301 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 165.524.173 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.527.765 liều, tiêm mũi 2 là 71.946.807 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 15.049.601 liều.

Hà Nội ghi nhận 2.993 ca Covid-19, 772 ca cộng đồng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tối 14/1 thông tin 24 giờ qua TP ghi nhận thêm 2.993 ca dương tính mới, trong đó có 772 ca cộng đồng.

2.993 ca mới phân bố tại 475 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (197); Bắc Từ Liêm (194); Long Biên (189); Đống Đa (184); Hoàng Mai (180); Nam Từ Liêm (178).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 85.577 ca.

Tới hết ngày 13/1, 55.113 trường hợp F0 đang được điều trị, cách ly tại Hà Nội. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (135), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.293).

Hơn 7.200 F0 thể nhẹ và không triệu chứng đang điều trị tại các cơ sở tầng 1. Hơn 44.600 F0 theo dõi cách ly tại nhà, không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung. Số ca tử vong trong ngày là 13 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 307 người.

Về công tác tiêm chủng, Hà Nội đã tiêm được hơn 1,4 triệu mũi 3 (mũi bổ sung và mũi nhắc lại).

Thận trọng tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.

Tuy nhiên, đến nay, WHO chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về tiêm vắc-xin cho trẻ từ  5-11 tuổi, vì vậy, Bộ Y tế làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả các chương trình tiêm của tất cả các nước. Hiện đã có một số nước triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ  từ 5 tuổi trở lên.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi thận trọng, chắc chắn, an toàn.

Để rút kinh nghiệm thực hiện, Bộ Y tế thường xuyên, liên tục trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới về vấn đề khoa học trong tiêm vắc-xin cho trẻ ở độ tuổi này vừa đảm bảo tính bảo vệ cho trẻ nhưng quan trọng nhất vẫn là tính an toàn;

Nhằm đảm bảo nguồn vắc-xin tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đã làm việc với các hãng sản xuất, cung ứng và hướng đến là vắc-xin Pfizer liều tiêm cho trẻ em.

"Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta không thể nóng vội, mà phải đi từng bước thận trọng, chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Hiện Việt Nam đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ tháng 11/2021, vắc-xin tiêm là Pfizer. Công tác tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.

Đến nay các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.131.455 liều, trong đó có 8.021.461 mũi 1 và 6.109.994 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc-xin là 89,9% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,5% dân số từ 12 -17 tuổi. 33 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này.

Về tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến chiều ngày 13/1, cả nước đã tiêm 164.482.313 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.458.908 liều, tiêm mũi 2 là 71.707.029 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc-xin Abdala) là 14.316.376 liều.

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao năng lực điều trị cho F0 tại Hà Nội

Về công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội, đại diện Sở Y tế TP cho biết, từ ngày 27/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 79.923 ca mắc Covid-19; giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 từ 11/10/2021 đến 18h ngày 12/1/2022, Hà Nội ghi nhận 75.616 ca mắc Covid-19, trung bình 795 ca/ngày;

Hiện 3.157 bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội đang được điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị thành phố 1.335 người; cơ sở thu dung điều trị quận, huyện là 5.820 người; số F0 theo dõi cách ly tại nhà 42.652 người;

Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi của Hà Nội là 63.923 người. Trên địa bàn Hà Nội đến nay ghi nhận 294 trường hợp tử vong- chiếm 0,36%. Đa số bệnh nhân tử vong là cao tuổi trên 80, có bệnh nền, chưa tiêm vắc-xin.

Hầu hết các bệnh viện của Hà Nội đều hoạt động theo mô hình bệnh viện chia đôi, hiện vẫn kiểm soát được dịch Covid-19 và đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường cho người dân.

Các Trung tâm Y tế của Hà Nội đã cấp phát 17.795 liều Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà. 

Thành phố cũng đã cấp phát hơn 51.000 gói thuốc A đến tận nhà các F0. Túi thuốc B hiện đã chuẩn bị đủ cơ số theo quy định tại tủ thuốc của các trạm y tế. Sở Y tế đã cấp 39.245 liều túi thuốc C, hiện đã sử dụng 26.795 liều.

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều ngày 13/1, ngành Y tế Hà Nội đề xuất Bộ Y tế giao các bệnh viện của Trung ương chỉ đạo, hỗ trợ các bệnh viện tuyến Thành phố và tuyến dưới của Thủ đô cả về tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 (nặng, nguy kịch), lẫn đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về hồi sức tích cực, lọc máu, kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đồng thời, Bộ sớm có hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở thu dung điều trị Covid-19. Cần phối hợp liên tầng điều trị chặt chẽ hơn để chuyển bệnh nhân phù hợp

Do công tác điều trị ngày càng "nóng" do số ca bệnh tăng, số ca nặng tăng, F0 điều trị tại nhà cũng tăng, vậy nên để điều trị tốt bênh nhân theo một số chuyên gia, Hà Nội cần thành lập Sở chỉ huy chống dịch, đồng thời kết nối giao ban điều trị giữa Hà Nội và các bệnh viện tuyến Trung ương được Bộ Y tế giao hỗ trợ, đồng hành để trao đổi về chuyên môn điều trị, phục vụ việc chuyển tuyến bệnh nhân phù hợp.

Một số ý kiến khác thì cho rằng Hà Nội nghiên cứu thiết lập khu vực chăm sóc giảm nhẹ dành cho các đối tượng quá cao tuổi, bệnh nền rất nặng, phục vụ các gia đình có nguyện vọng chăm sóc giảm nhẹ cho người thân. 

Đồng thời các chuyên gia cũng nhấn mạnh trong điều trị người bệnh Covid-19, công tác phối hợp liên tầng để chuyển bệnh nhân cần chặt chẽ hơn nữa, tránh bệnh nhân lên tuyến trên không cần thiết, nhưng cũng có tình trạng chủ quan, khiến bệnh nhân chuyển phía Bộ Y tế sẽ có những chỉ đạo sát sao.

Cụ thể các bệnh viện trực thuộc, cùng trao đổi với đề xuất các bộ ngành giao các bệnh viện bộ, ngành trên địa bàn dành giường bệnh phù hợp để điều trị bệnh nhân Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng việc tổ chức hệ thống 3 tầng điều trị đã có nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng các bệnh viện trung ương và bệnh viện tầng 3 của Hà Nội được giao nhiệm vụ hỗ trợ tuyến dưới cần thực hiện theo mô hình "bệnh viện chị-em", không chỉ hỗ trợ bệnh viện tầng 2 mà còn cả tầng 1 và trạm y tế lưu động theo hình mạng lưới để có thể chủ động trong hỗ trợ.

Về đề xuất của Hà Nội liên quan đến việc tập huấn chuyên môn điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối, trao đổi kỹ với Hà Nội về nhu cầu cụ thể, mục tiêu mong muốn để từ đó, Bộ Y tế phân công cho các bệnh viện trung ương đảm nhiệm việc này, kể cả tập huấn trực tiếp lẫn trực tuyến khoa học, hiệu quả.

Với Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, theo yêu cầu của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Thủ đô cần tập trung nhân lực y tế cho phòng chống dịch, cho các trạm y tế lưu động, cho điều trị bệnh nhân, những việc hành chính cần huy động các lực lượng khác đảm nhiệm, đồng hành cùng y tế.

Liên quan đến công tác thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở thu dung điều trị Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế giao các đơn vị liên quan của Bộ Y tế báo cáo lãnh đạo Bộ cụ thể để Bộ trao đổi với BHXH Việt Nam và báo cáo lên Chính phủ.

Đã ghi nhận 50 ca nhiễm biến thể Omicron tại Việt Nam

Ngày 13/1, Việt Nam phát hiện thêm 19 ca nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 50.

Theo Bộ Y tế, đến nay, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron là Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1). Tất cả đều là người trở về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Các địa phương ghi nhận thêm ca nhiễm Omicron là Quảng Nam (13 ca), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2) và Long An (1).

Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến 15 giờ ngày 13/1, toàn bộ 12 người nhiễm chủng Omicron đều đã được xuất viện. Trong 12 ca này, hai người có triệu chứng sổ mũi nhẹ, ho, còn lại không có triệu chứng. Các trường hợp xuất viện bảo đảm quy định của Sở Y tế.

Tại Quảng Nam, ngày 10/1, đã có 12 người nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron đã được xuất viện và về địa phương.

Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội cũng được xuất viện sau thời gian cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bộ Y tế cho biết cơ quan này tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra và thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cập nhật thông tin sớm nhất về biến chủng này.

Tin liên quan
Tin khác