Tuyệt đối không ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ
Mua thủ lợn về chế biến và mời người thân tới ăn, sau đó ông N.V.T (52 tuổi, Thanh Hoá) sốt cao, rối loạn ý thức, vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh liên cầu lợn hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh nên ăn chín uống sôi rất quan trọng. Tuyệt đối không ăn lợn chết, lợn bệnh; không ăn các chế phẩm từ lợn chưa được nấu chín, nhất là tiết canh lợn. |
Theo người nhà ông N.V.T (52 tuổi, Thanh Hoá) cho biết, cách đây 12 ngày, ông T. ra chợ mua thủ lợn về chế biến, sau đó người nhà tới ăn.
Bữa ăn có khoảng 5-6 người, nhưng sau đó, chỉ có ông T. xuất hiện sốt cao, nổi các ban xuất huyết trên da, được đưa vào cơ sở y tế gần nhà và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá trong tình trạng rối loạn ý thức, tụt huyết áp.
Ông T. được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu. Mặc dù được hồi sức tích cực trong một tuần, nhưng tình trạng của bệnh nhân không cải thiện, tiến triển suy đa tạng và rối loạn đông máu nặng.
Kết quả cấy máu cho thấy ông T. nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
ThS.Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh liên cầu lợn có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào khỏe mạnh, nghiên cứu cho thấy có thể hay gặp hơn trên nền bệnh nhân lạm dụng rượu. Những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh lý nền, tuổi cao thì bệnh càng diễn biến nặng.
Theo các bác sỹ, liên cầu khuẩn thông thường sẽ gây ra 2 bệnh cảnh chính là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não. Bệnh nhân này đã được chọc dịch não tủy và loại trừ viêm màng não. Tuy nhiên, ở bệnh nhân T. tình trạng nhiễm khuẩn huyết tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như rối loạn đông máu, suy đa tạng kéo dài.
Trường hợp của ông T. có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu trong quá trình ông chế biến thủ lợn. Vì vậy, bác sỹ Mạnh khuyến cáo, người dân trong quá trình tiếp xúc với lợn, nên đặc biệt chú ý đeo găng tay và khẩu trang.
Bản chất vi khuẩn liên cầu lợn quần cư ở trên đường hô hấp của lợn, nên không có gì có thể loại khỏi vi khuẩn đó mà chỉ có cách phòng tránh để hạn chế lây nhiễm vào người.
Bệnh liên cầu lợn hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh nên ăn chín uống sôi rất quan trọng. Tuyệt đối không ăn lợn chết, lợn bệnh; không ăn các chế phẩm từ lợn chưa được nấu chín, nhất là tiết canh lợn.
Kiểm soát lưu thông mỹ phẩm trên thị trường
Sở Y tế vừa có văn bản 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Trước đó, ngày 9/7/2024, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo số 3873/BYT-VPB về vấn đề này, trong đó nêu rõ qua thông tin từ báo chí, thời gian qua phát hiện một số vụ việc liên quan đến việc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý một số cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm giả, mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ được mua, bán trên các trang mạng xã hội gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc thủ tục hành chính về cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đảm bảo tiến độ về thời gian, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm mỹ phẩm, tập trung về vấn đề nguồn gốc xuất xứ, thông tin quảng cáo.
Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường địa phương thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện các trường hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu hoặc quảng cáo sai lệch, quá phạm vi công dụng được công bố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các phòng, ban của Sở theo chức năng, nhiệm vụ, nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo tại văn bản của Bộ Y tế.
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội tích cực lấy mẫu kiểm nghiệm đối với sản phẩm mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng để kịp thời phát hiện các sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, báo cáo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế xem xét, xử lý theo quy định.
Đề nghị phòng y tế quận, huyện, thị xã phối hợp các ban, ngành,… tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo số 3873/BYT-VPB về vấn đề này, trong đó nêu rõ qua thông tin từ báo chí, thời gian qua phát hiện một số vụ việc liên quan đến việc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý một số cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm giả, mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ được mua, bán trên các trang mạng xã hội gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc thủ tục hành chính về cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đảm bảo tiến độ về thời gian, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm mỹ phẩm, tập trung về vấn đề nguồn gốc xuất xứ, thông tin quảng cáo.
Đồng thời theo yêu cầu của Bộ Y tế, cần chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường địa phương thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện các trường hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu hoặc quảng cáo sai lệch, quá phạm vi công dụng được công bố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.