Ông Bùi Trường Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương, giấy, cao su và mực in là ba ngành có đóng góp lớn trong tạo doanh thu xuất khẩu, tạo việc làm ở nước ta. Tuy nhiên, phát triển của ba ngành này chưa tương xứng với tiềm năng. Đơn cử như cao su, dù xuất khẩu thứ ba thế giới, song Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ tùng cao su. Số lượng cao su giá trị gia tăng chỉ chiếm 10% tổng sản lượng trong nước.
Tương tự, ông Võ Hoàng An, Tổng thư ký, Hiệp hội cao su Việt Nam thừa nhận, năm qua, Việt Nam xuất khẩu 500 triệu USD lốp cao su, tăng trưởng 14%/năm nhưng cũng phải nhập khẩu tới hơn 400 triệu USD một số loại lốp xe, tăng 23%. Với sự sụt giảm mạnh của giá cao su thời gian qua, hiện ngành cao su đang khẩn trương tái cơ cấu, tăng khối lượng cao su giá trị gia tăng cao, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu cao su nguyên liệu thô.
Ba cuộc triển lãm quốc tế trên thu hút được trên 150 công ty đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia (Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Lan, Malayssia, Trung Quốc, Hồng Kông, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia, Sinaporre, Thái Lan, Thụy Điển, Đức, Pháp) được coi sẽ mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam.
Triển lãm không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, các loại máy móc hiện đại cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, cao su và sản xuất săm lốp, sơn phủ, màu nhuộm, mực in từ các nước trên thế giới mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong hợp tác sản xuất, mở rộng thị trường, kết nối giao thương. Thông qua triển lãm, doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ, thiết lập mạng lưới kinh doanh chuyên ngành, cập nhật chiến thức, công nghệ, các xu hướng tiên tiến, tạo cơ hội để các nhà đầu tư tiềm năng tiếp cận thị trường ngành giấy, cao su, sơn và mực in Việt Nam.