Tiêu dùng
Tổ công tác 970 kiểm tra tình hình cung ứng nông sản, thực phẩm tại một số tỉnh
Hạnh Nguyên - 28/07/2021 06:33
Sáng 27/7, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc tại Công ty San Hà nắm bắt tình hình giết mổ, cung ứng các sản phẩm thịt gia cầm.

Lượng hàng phong phú

Công ty San Hà là một trong những cơ sở giết mổ lớn tại khu vực phía Nam với 4 nhà máy sản xuất, trên 120 chuỗi trang trại cung cấp thực phẩm cho trên 25 hệ thống siêu thị tại TP.HCM.

Trước giãn cách, Công ty cung cấp cho TP.HCM mỗi ngày 80.000 con gà đã giết mổ, nay giảm xuống còn một nửa bởi nhu cầu giảm mạnh: hàng quán đóng cửa, các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp hạn chế hoạt động.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, sẽ thúc đẩy hơn nữa các chuỗi liên kết bằng việc hỗ trợ các HTX.

San Hà liên kết với các HTX, hộ chăn nuôi ở Long An và Đồng Nai, đảm bảo toàn bộ đầu ra. Hiện tại San Hà vẫn thu mua gà trong chuỗi liên kết 26.000 đồng/kg, trong khi giá gà trắng ngoài thị trường trong khu vực 10.000 đồng/kg.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, sẽ thúc đẩy hơn nữa các chuỗi liên kết bằng việc hỗ trợ các HTX.

Ngày 30/7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức diễn đàn kết nối cung - cầu trứng, thịt gia cầm hai miền Nam - Bắc.

Nhiều loại nông sản khó tiêu thụ

Về tình hình cụ thể tại một số thị trường miền Nam, đại diện Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết:

Tại An Giang, hiện đang thiếu nhân công và phương tiện trong thu hoạch thủy sản, hoạt động thu mua giảm so với bình thường do thương lái hoạt động cầm chừng vì dịch.

Thu mua sản phẩm thịt tăng nhẹ, giết mổ heo 1.004 con, gia cầm 5.600 con, bò 37 con. Lúa thu hoạch bình thường, được thu mua bởi các công ty liên kết. Lưu thông hàng hóa thuận lợi, các khó khăn trong vận chuyển được từng bước tháo dỡ.

Dự báo sức mua trứng sẽ giảm do người dân đã trữ nhiều, chưa sử dụng hết.

Thủy sản tồn một số loại: cá nàng hai 100-200 tấn, điêu hồng 100 tấn/tuần, cá he và mè Vinh 100 tấn, cá hú 60 tấn, chạch lấu 4 tấn.

Tại Bình Dương, khả năng cung ứng sản phẩn chăn nuôi: thịt heo 163 tấn/ngày, gia cầm 110 tấn/ngày, trâu bò 8 tấn/ngày, trứng hơn 1 triệu quả/ngày, giảm từ 10-20% so với trước giản cách. Khó khăn trong thu mua, vận chuyển, lưu thông rau do giấy thông hành, xét nghiệm.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn hướng dẫn lưu thông, không cần cấp mã QR khi qua trạm kiểm soát, tạm dừng và miễn thu phí dịch vụ đường bộ.

11 siệu thị, 285 cửa hành tiện ích và 39 chợ truyền thống hoạt động bình thường, lượng hàng phong phú, đủ cung cấp cho người dân, triển khai 20 điểm bán hàng lưu động hàng ngày khoảng 6 tấn rau, củ, quả; 300-350kg thịt; 27.000 trứng/điểm.

Giá thịt heo ổn định, giá gà trắng giảm sâu còn 13.000 đồng/kg (giảm 9.000 đồng/kg so tuần trước, thấp hơn 15.000 đồng /kg so giá thành), giá thịt gia cầm giảm trong khi giá trứng tăng. Giá rau củ quả tăng so với tuần trước. HTX Hùng Thuận hiện ước sản lượng cam, quýt còn 400 tấn, tuy nhiên hiện nay chỉ thu hoạch đưa ra thị trường khoảng 2 – 3 tấn/ngày

Tại Bình Phước, giá các loại nông sản ổn định. Các kênh phân phối hàng hóa vẫn hoạt động bình thường. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa tuy khó khăn nhưng dần ổ định do tỉnh kịp thời cấp “Luồng xanh” cho các đơn vị vận tải hàng thiết yếu. Lượng thịt xuất cho TpHCM heo 61 chuyến với 4.828 con, gà 21 chuyến với 36.628 con.

Tại Bình Thuận, thiếu nhân công, phương tiện thu mua thủy sản. Thanh long thu mua chậm do các cơ sở không xuất được hàng, giá thanh long giảm mạnh còn 6.000 đồng/kg, nhãn còn 10.000 đồng/kg. Các cơ sở thu mua thanh long đóng cửa. Các sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm như ghẹ, mực ghim, cá mú, cá hồng, cá ngừ. Lúa gạo, thịt gà, trứng giá ổn định.

Vận chuyển tôm giống, tôm thương phẩm đi các tỉnh gặp khó khăn nên một số khu vực trên địa bàn tỉnh khó khăn trong thả tôm giống và thu mua tôm thương phẩm

Tại Cà Mau: Thu mua tôm bình thường 607 tấn, sản lượng không giảm, việc vận chuyển thuận lợi. Giá tôm thương phẩm ổn định. Các hoạt động khai thác hải sản duy trì bình thường, tuy nhiên giá thu mua giảm từ 10% - 30% so với trước.

Giết mổ gia súc gia cầm trong ngày heo 343 con, ước 26,24 tấn; trâu (bò) 3 con, ước 0,64 tấn; dê 3 con ước 0,04 tấn; gia cầm 330 con, ước 0,65 tấn. Tổng sản phẩm trong ngày 27.570,3 kg, giảm 958,4kg so với ngày 25/7/2021. Hiện tại các hoạt động cung cấp nguồn thực phẩm, phục vụ sản xuất chăn nuôi vẫn diễn ra ổn định.

Tình hình sản xuất trồng trọt bình thường, các loại rau giá ổn định. Lưu thông, vận chuyển có chậm hơn trước nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến cung ứng hàng hóa và sản xuất. Tuy nhiên, phí vận chuyển tăng, thời gian kéo dài hơn so bình thường.

Tại Cần Thơ, tình hình thiếu nhân công thu hoạch đã được cải thiện (chủ yếu nhãn). Thu mua nông sản mặc dù có cải thiện nhưng vẫn còn chậm. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm giá do thương lái ít, vận chuyển khó khăn, chi phí tăng. Giá các loại thịt, trứng, thủy sản ổn định

Tại Đồng Nai, nhân công, phương tiện thu hoạch thiếu, chủ yếu đối với chôm chôm (10.147 ha) đang chín rộ. Tình hình thu mua, thương lái giảm nhiều so với trước, nông dân phải tìm các nguồn tiêu thụ nhỏ lẻ để bán. Giá trái cây ổn định, riêng thanh long giảm sâu (còn 4.000 đồng/kg). Rau các loại giá ổn định.

Lượng hàng tiếp nhận qua chợ đầu mối Dầu Giây là 174 tấn/ngày đêm, tổng hàng bán ra 139,41 tấn/ngày đêm, trong đó Đồng Nai là 111,23 tấn/ngày đêm; các tỉnh khác 27,18 tấn/ngày đêm; số hàng tồn kho là 137,64 tấn (cộng dồn hàng tồn của ngày 23/7/2021 là 103,5 tấn).

Chôm chôm đang trong tình trạng khó tiêu thụ và cần hỗ trợ: Thông tin các đơn vị cung ứng: bà Vương Thúy, HTX Xuân Tân, điện thoại liên hệ 0915 507 629; bà Thanh Tâm, HTX Bình Lộc, điện thoại 0919 622 122; ông Văn Hoàng, THT Bảo Quang, điện thoại 0972 015 715; ông Thành Ngọc, Hội Nông dân, phường Bảo Vinh, Long Khánh.

Chăn nuôi gặp khó khăn trong tiêu thụ, hiện cần hỗ trợ tiêu thụ trứng cút, mỗi ngày cung cấp 40.000 trứng. Thông tin đơn vị cung ứng bà Phạm Thị Tuyền, xã Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, điện thoại 0906 874 172 hoặc 0969 080 135 và anh Văn số điện thoại 0909 478 011

Thủy sản gặp khó khăn trong tiêu thụ, hiện các hộ dân tại Âp Cây Xoài, xã Vinh Tân, huyện Vĩnh Cửu có 100 tấn cá (cá rô lai, cá tra, cá Vồ Đém) đã quá lưa thu hoạch nhưng chưa được tiêu thụ - Thông tin đơn vị cung ứng ông Hoàng Văn Cần, điện thoại 0942.019.744

Tại TP. HCM, tình hình thu mua rau, thịt heo, bò gà bình thường. Cá, tôm, hải sản khó tiêu thụ. Giá rau các loại giảm nhẹ, giá thịt heo, tôm, cá, hải sản ổn định.

Công ty Vissan có 43 ca nhiễm Covid và nhiều F1, F2 nên đề xuất 2 phương án, trong đó có phương án dừng sản xuất, giết mổ. Công ty Vissan có lượng giết mổ chiếm 9,47% lúc bình thường và 26,55 - 28,6% khi thực hiện giãn cách nên Tp. HCM sẽ điều tiết về các cơ sở giết mổ khác để bù đắp nguồn thịt cho thành phố.

Một số cơ sở giết mổ đã hoạt động trở lại sau khi bị giãn cách. Hiện nay, có 03/13 cơ sở giết mổ và 1 HTX sản xuất rau đang tạm ngưng hoạt động sơ chế bao gói sản phẩm tại nhà sơ chế do có công nhân (+) Covid-19

Tại Long An, tình hình lưu thông, vận chuyển nông sản gặp khó khăn. Số lượng xe của các HTX được hoạt động chưa hết công suất (1/3 số lượng xe được hoạt động. Việc thu mua nông sản (lúa, chanh) gặp nhiều khó khăn, do thương lái thu mua nông sản ngại di chuyển; thương lái từ các tỉnh khác không được vào Long An dù cung cấp đủ giấy tờ cần thiết (kết quả xét nghiệm âm tính,..).

Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến: Sau ngày 23/7/2021 các doanh nghiệp đã đăng ký thẩm định 3 tại chỗ nhưng không được thẩm định (do cơ quan thẩm định không kịp thẩm định) buộc phải ngừng hoạt động.

Tại Ninh Thuận: Một số loại nông sản bị ngưng lại không thu mua hoặc lượng thu mua giảm nhiều như nha đam, măng tây, nho, táo, rau các loại, hành, tỏi.

Thông tin tăng/giảm giá một số nông sản chủ yếu của tỉnh: Sản lượng tiêu thụ giảm từ 30-40 %, giá giảm từ 20-25%. Giá thịt các loại ổn định, giá trứng tăng vì số lượng trứng chủ yếu nhập từ Lâm Đồng giảm. Tàu cá khai thác ít, cá cơm thu mua giảm do không xuất được Trung Quốc, chuyển sang muối mắm hơn 80% sản lượng.

Giá các mặt hàng thủy sản nuôi trồng đều giảm, bị thương lái ép giá do đến thời điểm thu hoạch. Giá lương thực, thực phẩm tại chợ có chiều hướng tăng trong khi giá nông sản giảm do giãn cách.

Tại Sóc Trăng, có tình trạng thiếu nhân công và phương tiện đặc biệt là đối với những vùng có sản phẩm nông nghiệp đến mùa thu hoạch rộ như nhãn, cam, chanh… Riêng đối với cây lúa, trong thời gian tới khi thu hoạch rộ sẽ thiếu máy gặt đập liên hợp.

Tình hình thu mua và tiêu thụ nông sản hoạt động trở lại bình thường sau khi việc cấp phép cho xe tải vận chuyển theo luồng xanh được triển khai, các thương lái đã hoạt động thu mua trở lại. Tuy nhiên giá bán một số loại nông sản thấp hơn so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16.

Giá một số loại nông sản như chanh, cam, nhãn giảm. Bưởi (da xanh, năm roi) hiện nay tiêu thụ ổn định

Tại Vĩnh Long: Giá rau củ quả ổn định, giá khoai lang tím đã tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp. Giá nhãn, mít Thái giảm nhẹ. Giá thịt, cá, trứng có giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định. Tình hình vận chuyển, lưu thông nông sản bình thường, không khó khăn.

Tin liên quan
Tin khác