Song song đó, một vấn đề khác các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm là khi gia nhập vào sân chơi thế giới, cơ hội kinh doanh có thực sự lớn như họ mong chờ.
Cần nâng cấp đội ngũ nhân sự
Phát biểu tại Tọa đàm CEO Việt Nam 2016, do PwC Việt Nam và VCCI đồng tổ chức, bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang (DHG) khi Việt Nam gia nhập TPP, các doanh nghiệp trong ngành dược nước ngoài sẽ cần nhà phân phối đối với thị trường trong nước và Công ty đang phấn đấu là lựa chọn số một của họ.
Để chuẩn bị, DHG đã đầu tư vào thiết bị công nghệ mới, tự động hóa nhiều công đoạn, quy trình. Song song đó là hiện đại hóa bộ máy quản trị hệ thống phân phối. Điều này cũng kéo theo việc nâng cao chất lượng lao động của DHG.
Các doanh nhân, nhà quản lý tham dự Tọa đàm CEO Việt Nam 2016 |
Theo đó, Công ty đã thuê tư vấn để thông báo về tác động của các FTA đến DHG cho từng công nhân nắm bắt rồi tư từ chuyển sang tư vấn chuyên nghiệp, người lao động buộc phải thay đổi mình để thích nghị với môi trường làm việc mới hoặc bị đào thải.
Bà Nga cho biết, trong năm 2015, DHG đã đầu tư 25 tỉ đồng để tạo công ăn việc làm khác cho những nhân viên chưa đến tuổi về hưu. Bên cạnh đó là tổ chức các chiến dịch thu hút nguồn nhân lực mới để nâng cấp đội ngũ nhân sự.
“Vì không chấp nhận thay đổi chúng tôi sẽ tụt hậu hoặc bị xóa sổ”, bà Nga nói.
Theo ông Patrick Tay, Giám đốc Tư vấn Công ty PwC Malaysia, cách DHG đang chuẩn bị cho hội nhập, khá tương đồng với 1 trong 3 chiến lược ông chia sẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam rút kinh nghiệm từ thị trường Malaysia là luôn sẵn sàng thay đổi mô hình kinh doanh cũ không còn hiệu quả khi môi trường thay đổi; Sáng tạo và đầu tư cho nghiên cứu phát triển và theo đuổi toàn cầu hóa thông qua việc đưa tầm nhìn vượt qua doanh nghiệp, ngành nghề, quốc gia mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Nâng cấp nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thành ba chiến lược trên.
Hiện Việt Nam là một trong những nước ASEAN đầu tiên tham gia EVFTA ( sau Singapore) và TPP. Doanh nghiệp Việt Nam có hai năm chuẩn bị từ bây giờ trước khi các nước trong ASEAN quyết định tham gia.
“Doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi thế là người đi đầu”, ông Patrick Tay nói.
Cần tỉnh táo
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho rằng khi hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ quen với khái niệm gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này có nghĩa là các tập đoàn đa quốc gia sẽ hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chuyên một công đoạn nào đó trong chuỗi liên kết và ngược lại.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ nào của Việt Nam cũng có khả năng hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia. Bản thân các doanh nghiệp nên liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác để tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Thứ đến, một thông điệp mà các FTA thường đưa ra là hợp tác Win-Win tức là đôi bên cùng có lợi. Nhưng thực tế, theo bà Lan là một bên lợi ít và một bên lợi nhiều và chắn chắn việc đi chung với các tập đoàn lớn không có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi lớn.
“Các doanh nghiệp trong nước nên sáng suốt nhìn nhận rằng việc tham gia có lợi như thế nào, có đáng với công sức bỏ ra hay không và tham gia như thế nào”, bà Lan nói.