Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, giai đoạn 2011-2016, đã có 19 cuộc thanh tra DNNN, phát hiện sai phạm 345.000 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi cho NSNN hơn 1.000 tỳ đồng. |
Trả lời tại Quốc hội về công tác thanh tra các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và giải trình làm rõ thêm một số nội dung quản lý và sủ dụng vốn của DNNN, Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, giai đoạn 2011-2016, đã có 19 cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp nhà nước, phát hiện các doanh nghiệp này sai phạm số tiền lên tới 345.000 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng.
Xem xét xử lý trên 344 tỷ đồng, chuyển sang cơ quan điều tra 16 vụ, khởi tố 7 vụ với 24 đối tượng, làm rõ trách nhiệm của một số tổ chức và cá nhân.
Kết quả xử lý sau thanh tra đã thu về ngân sách nhà nước 1.028/1.038 tỷ đồng và 31.812/31.812 USD. Xử lý khác về kinh tế là hơn 45,6 nghìn tỷ đồng trên tổng số tiền kiến nghị xử lý là hơn 344 nghìn tỷ đồng và 27,3 triệu USD trên tổng số tiền kiến nghị là 48,3 triệu USD; 112 Euro.
“Thanh tra chính phủ đã tập trung thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn theo chỉ đạo chung, đã xây dựng văn bản định hướng làm kế hoạch thanh tra, triển khai nghiêm túc, đồng thời cân nhắc kỹ nội dung trọng tâm trọng điểm để thanh tra”.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, sai phạm của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là do doanh nghiệp Nhà nước sai về thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản không đúng quy định của nhà nước.
Các doanh nghiệp này cũng mắc sai phạm về thẩm quyền, sai đối tượng cho phép, hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh không đúng bản chất thực tế. Trình độ quản lý doanh nghiệp yếu kém cũng là một yếu tố dẫn đến vi phạm quản lý kinh tế và vi phạm pháp luật.
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh những tồn tại sau công tác thanh tra. “Tồn tại lớn nhất hiện nay là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo là chưa trung thực và chưa chính xác. Khi báo cáo mà không trung thực, đầy đủ thì hiệu quả rất khó lường”.
Để lập báo cáo tài chính, có nhiều bộ phận tham gia, trong đó có bộ phận tài chính kế toán, rồi lãnh đạo doanh nghiệp, Hội đồng quản trị…xem xét mới ra được Báo cáo cuồi cùng. Các cơ quan thanh tra nội bộ phải kiểm tra và phát hiện, nhưng thực tế thì không như vậy.
Tổng thanh tra Chính phủ ví von “doanh nghiệp bị bệnh rồi mà Bác sỹ không chẩn đoán, không phát hiện ra bệnh thì làm sao có đơn thuốc được, mà khi đó bệnh sẽ ngày càng nặng thì dẫn đến phá sản là đương nhiên.
Còn với các doanh nghiêph kinh doanh hiệu quả thì trong Báo cáo tài chính sẽ không báo cáo hết do tâm lý thận trọng, giữ lại làm nguồn dự phòng, còn các doanh nghiêph thua lỗ thì thường cố tình tạo ra những khoản lời không có thật để che dấu khoản lỗ”.
Một số ít cán bộ tài chính chuyên môn còn hạn chế, đạo đức nghề nghiệp chưa trong sáng, trong khi ta chưa có chế tài xử nghiêm.
Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị, cần cường hiệu lực hiệu quả của hôi nghề nghiệp (Kế toán kiểm toán), nếu không có đao đức nghề nghiệp thì phải có thái độ. Ngoài ra, cần tăng cường thanh kiểm tra kiểm toán, đồng thời có cơ chế khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp, chẳng hạn, Tổng giám đốc khi điều hành, quản lý sử dụng vốn, làm ăn có lãi hơn bình thường thì phải có cơ chế phần trăm để động viên, chứ không thể đánh đồng”.