Doanh nhân
Top 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới 2014
Lâm Nghi - 20/09/2014 08:31
Ngày 18/9, tạp chí Fortune công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2014. 10 vị trí đứng đầu thuộc về những nữ doanh nhân đang điều hành các công ty, tập đoàn lớn của thế giới như IBM, General Motor, Facebook, Pepsi...
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Người đưa Ấn Độ thành cường quốc xuất khẩu phần mềm
Ông chủ Hoàng Quân: "Xây nhà xã hội tuyệt đối an toàn"
Michael Bloomberg trở lại thương trường
Doanh nhân gốc Việt thắng gói thầu 2,7 tỷ USD tại Mỹ

Danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới được các biên tập viên Fortune bình chọn theo 4 tiêu chí: độ phủ và tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu của đơn vị kinh doanh do ứng viên điều hành, định hướng và hiệu quả trong chiến lược kinh doanh, tổng quan về lịch sử phát triển sự nghiệp, và cuối cùng là sức ảnh hưởng đến văn hóa - xã hội toàn cầu.

Dưới đây là 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới năm 2014.

1. Ginni Rometty - Chủ tịch Hội đồng quản trị, CEO IBM

Đây là năm thứ 3 Rometty đứng đầu bảng xếp hạng top 50 của Fortune, dù rằng hoạt động kinh doanh của IBM trong năm qua vẫn tiếp tục xuống dốc. Doanh thu của IBM đã giảm 5%, còn 99,8 tỷ USD vào năm 2013.

Tuy nhiên, chiến lược đầu tư vào những công nghệ mới của Ginni Rometty đang bắt đầu cho thấy những kết quả khả quan. Trong những lĩnh vực như điện thoại, dịch vụ đám mây, doanh thu của IBM đã tăng lên 69% mỗi quý trong năm qua. Rometty đồng thời ký kết những hợp tác chiến lược quan trọng như thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho Apple trên nền tảng iOS.

Tháng 10 tới, IBM sẽ chuyển văn phòng từ phố tài chính Watson sang một tòa nhà mới ở trung tâm Manhattan. Rometty cũng đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển và thương mại hóa các hệ thống điện toán máy tính, một khu vực tăng trưởng trong tương lai của công ty.

2. Mary Barra - CEO General Motors

Barra là nữ doanh nhân đầu tiên bước lên chức vụ CEO trong lịch sử ngành sản xuất ô tô thế giới. Ngay sau khi nhậm chức, Barra đã phải đối mặt với đợt thu hồi xe lớn nhất trong lịch sử GM (29 triệu chiếc) do công tắc đánh lửa của xe bị lỗi. Sai sót này đã gây ra cái chết cho 13 khách hàng của GM. Ngay sau khi xử lý xong khủng hoảng, Barra đã tiến hành cải tố thành công văn hóa của GM.

3. Indra Nooyi - Chủ tịch HĐQT, CEO Pepsi

Nooyi thực hiện cuộc cách mạng của mình tại Pepsi khi tăng chi phí R&D lên 25% từ năm 2011. Đến nay, quyết định này đã phát huy tác dụng. Năm năm qua, các sản phẩm mới đóng góp 9% vào tổng lợi nhuận 66,4 tỷ USD của Pepsi.

Trong danh sách 50 sản phẩm thức uống mới bán chạy nhất thị trường Mỹ năm 2013, có 9 sản phẩm của Pepsi xuất hiện như cafe đá Starbucks, sữa chua Muller Quaker, thức uống Mountain Dew Kickstart...

Tháng 7 vừa qua, Pepsi đã nâng mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận cho năm tài chính. Điều này giúp Nooyi tiếp cận gần hơn với nhà đầu tư Nelson Peltz trong chiến lược thống lĩnh thị trường thực phẩm và nước giải khát toàn cầu.

4. Marillyn Hewson - Chủ tịch HĐQT, CEO Lockheed Martin

Lockheed Martin là hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật tân tiến quốc phòng lớn nhất thế giới. Khách hàng của Lockheed Martin gồm Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên bang Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Hewson đạt kỷ lục về lợi nhuận trong năm 2013, năm đầu tiên đảm trách vị trí CEO. Chiến lược kinh doanh hiện tại của Hewson tập trung vào ngành công nghiệp dùng năng lượng tái tạo để tìm kiếm các khách hàng mới.

5. Ellen Kullman - Chủ tịch HĐQT, CEO DuPont

Năm 2009, Kullman đảm trách vị trí CEO của DuPont giữa thời điểm công ty đang gặp khủng hoảng kéo dài 10 năm trên thị trường chứng khoán. Ngay khi tiếp quản, Kullman đã chuyển hướng kinh doanh của công ty hóa chất 212 tuổi này sang những khu vực mang lại lợi nhuận cao hơn như dinh dưỡng, vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học.

Năm 2013, Kullman đẩy mạnh dòng sản phẩm sơn tự động và thu hẹp sản xuất các sản phẩm hóa chất Teflon, Freon. Quyết định này đã thu hút các nhà đầu tư quay trở lại với DuPont. Trong thời gian Kullman lãnh đạo, vốn hóa thị trường của DuPont đã tăng gấp đôi so với trước đó.

6. Meg Whitman - Chủ tịch HĐQT, CEO Hewlett-Packard (HP)

Nhiệm kỳ của Whitman với vị trí chủ tịch HĐQT của HP là 5 năm. Sau 2 năm đầu tiên, Whitman đã đưa được gã khổng lồ HP trở lại đường đua sau nhiều năm thất thế. Quý 3/2014, doanh số bán ra của HP lần đầu tiên tăng trở lại trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2013 của HP vẫn giảm 6,7%, còn 112.2 tỷ USD. Điều này tiếp tục là thử thách cho Whitman trong 3 năm tới.

7. Irene Rosenfeld - Chủ tịch HĐQT, CEO Mondelez International

Mondelez International (tiền thân là Kraft Foods) là một công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất sôcôla, bánh quy, kẹo cao su, kẹo, cà phê và đồ uống dạng bột. Các nhãn hiệu nổi tiếng của MI có thể kể đến như Oreo, Chips Ahoy!, Milka, Cadbury… Công ty hiện đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Năm 2013, MI tăng doanh số bán hàng 1% đưa lợi nhuận tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Song Rosenfeld đang phải đối mặt với thách thức khi chi tiêu tiêu dùng của thị trường đang giảm trong khi áp lực từ các cổ đông ngày càng tăng. MI dự kiến sẽ cắt giảm 1,5 tỷ USD chi phí trong 4 năm tới.

8. Pat Woertz - Chủ tịch HĐQT, CEO Archer Daniels Midland

Archer Daniels Midland (ADM) là một trong những công ty chế biến nông sản lớn nhất thế giới. ADM chuyên xử lý, chế biến nông sản thành nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thực phẩm, thức ăn cho gia súc. Đồng thời ADM cũng nghiên cứu sản xuất năng lượng tái tạo thay thế cho hóa chất dùng trong nông nghiệp.

Năm 2006, Woertz chuyển từ Chevon sang công ty ADM, giữ vị trí CEO. Từ đó, Woertz đã thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm của công ty trị giá 90 tỷ USD. Woertz đã đầu tư 3,1 tỷ USD cho công ty Wild Flavors, chuyên cung ứng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng hai quốc gia Thụy Điển và Đức.

9. Abigail Johnson - Chủ tịch FMR (Công ty mẹ của Fidelity Investments)

Fidelity là quỹ tư nhân lớn thứ 2 của Mỹ. Tính đến năm 2013, tổng tài sản của quỹ Fidelity đạt 4,62 nghìn tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Johnson giữ vị trí chủ tịch từ năm 2012. Quỹ Fidelity hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Uber.

10. Sheryl Sandberg - Giám đốc điều hành Facebook

Năm 2013 có thể được xem là năm của Sandberg khi thông tin về cô phủ kín các phương tiện truyền thông. Quyển sách Lean In đã đưa cô trở thành gương mặt đại diện cho phong trào đấu tranh cho nữ quyền của thế giới.

Năm 2014 là năm của Facebook khi lợi nhuận tăng trưởng 2730%, chủ yếu đến từ các ứng dụng điện thoại. Facebook cũng tiến hành mua lại Oculus VR với 2 tỷ USD và WhatsApp với 19 tỷ USD.  Đây là hai thương vụ sáp nhập đình đám trong ngành kinh doanh công nghệ thế giới đầu năm 2014.

Là nhân vật quan trọng thứ hai tại Facebook, sau Mark Zuckerberg, Sandberg trực tiếp điều hành chiến lược kinh doanh đầy tham vọng trong dài hạn của Facebook. Cô cũng là nhân viên nữ được trả lương cao nhất trong danh sách của Fortune 2014 với mức thu nhập 38 triệu USD năm 2013.

Top 10 gia đình giàu nhất nước Mỹ

Tổng tài sản mà 3 gia đình giàu nhất tại Mỹ sở hữu lên tới hơn 300 tỷ USD.

Nữ doanh nhân gốc Việt tạo 'cách mạng internet' ở Myanmar

Đó là Rita Nguyễn, cô gái Canada gốc Việt, người vừa được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách 12 nữ doanh nhân đáng chú ý nhất Châu Á khi tạo ra một "cuộc cách mạng internet" ở Myanmar.

Forbes vinh danh 3 nữ doanh nhân Việt quyền lực

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen). Việt Nam có 3 đại diện là Chủ tịch Vinamilk Mai Kiều Liên, Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh và Chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga.

Tin liên quan
Tin khác