TPBank trước tái cơ cấu
Trước năm 2012, TienPhongBank (tên gọi trước của TPBank) hoạt động mờ nhạt, không tạo dấu ấn trên thị trường tài chính. Ngân hàng khi đó “thiên” về xu hướng đầu tư rủi ro cao và hoạt động trên thị trường 2 nhiều hơn thị trường 1 – khu vực hướng về dân cư. Toàn bộ hệ thống của TienPhongBank ngày ấy vỏn vẹn 34 điểm giao dịch, quy mô nhân sự chỉ 700 cán bộ nhân viên (cán bộ nhân viên) nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và khai thác khách hàng, không đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác..
Tính đến 29/2/2012, TiênPhongBank rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, giá trị lỗ lũy kế lên tới 1.360 tỷ đồng, âm gần một nửa vào vốn chủ sở hữu. Nợ xấu tại thời điểm đó là 6%, có nguy cơ mất vốn điều lệ dưới quy định... và buộc phải tái cơ cấu.
TPBank đã hoàn toàn “lột xác” sau 5 năm |
Năm 2012, các cổ đông mới đã góp tiền thật, giúp Ngân hàng có đủ năng lực tài chính cho HĐKD trong giai đoạn tái cơ cấu. Dòng tiền thực này giúp ngân hàng đầu tư dòng vốn mới, khơi thông nguồn tài chính ổn định, vững mạnh. Đặc biệt, nhóm cổ đông này rất đồng lòng nhất trí, không có lợi ích nhóm và không có đầu tư sân sau.
Quản trị là lõi thành công
Ngay khi bắt tay vào tự tái cơ cấu, Hội đồng quản trị và Ban điều hành mới của ngân hàng đổi tên thương hiệu thành TPBank và lập tức xây dựng, hoạch định các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp như vận hành ngân hàng theo các khối kinh doanh - hỗ trợ; bố trí hoạt động đúng chức năng; đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp.TPBank đã chiêu mộ và tuyển dụng thành công nhiều nhân sự có chất lượng cao trong ngành, đưa tổng số nhân sự của TPBank lên mức hơn 4.000 cán bộ nhân viên. Công tác đào tạo cũng luôn được chú trọng nhờ vậy cán bộ của TPBank luôn được đánh giá cao trên thị trường.
Nhờ những nỗ lực, đến tháng 6/2015, chỉ trong hơn 3 năm, TPBank bù đắp được toàn bộ lỗ lũy kế với hơn 1.670 tỷ đồng và bắt đầu có lợi nhuận. Riêng năm 2017, TPBank đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tính đến cuối tháng 8/2018, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.400 tỷ đồng.
Nền tảng công nghệ
Là ngân hàng luôn tiên phong ứng dụng công nghệ số, trong suốt thời gian qua, TPBank đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ, xây dựng nền tảng ngân hàng số hiện đại.
Nhà băng thường xuyên ra mắt những sản phẩm công nghệ độc đáo |
Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: TPBank eBank, TPBank eToken, eBank Biz… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả; tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Nhìn nhận về thị trường ngân hàng 5 năm tới, vị Chủ tịch TPBank cho rằng sẽ có những bước thay đổi khá căn bản, khi những sai lầm, yếu kém trong quá khứ đã được xử lý.
“Không phải tự nhiên mà giá cổ phiếu của các ngân hàng đều có xu hướng tăng thời gian gần đây. 5 năm tới sẽ là giai đoạn cất cánh, khi mà các ngân hàng sẽ được trả lại đúng vai trò quan trọng trong nền kinh tế”, ông Phú nhận định.
Một trong những sản phẩm nổi bật của TPBank là mô hình ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank. Mới đây, nhà băng này đã bổ sung thêm tính năng phát hành thẻ ATM tại LiveBank, khách hàng có thể nhận thẻ ngay lập tức chỉ sau 5 phút. Sau gần 1,5 năm triển khai, TPBank đã có trên 80 LiveBank trên toàn quốc với gần 740.000 lượt giao dịch thành công, phục vụ khoảng 243.000 khách hàng.
Đây cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai ứng dụng thanh toán và chuyển tiền bằng điện thoại di động thông qua mã QR với tên gọi TPBank QuickPay. Tới hiện tại, khách hàng đã có thể thanh toán bằng QuickPay tại hơn 38.000 cửa hàng trên toàn quốc và tất cả các cửa hàng sử dụng mã QR của Visa, Master và các ngân hàng khác thông qua VNPay QR. Số lượng người sử dụng ứng dụng đang tăng nhanh với mức tăng trưởng đều đặn 250 - 300%/ tháng.
Nhờ sự thấu hiểu, TPBank dần dần mở rộng tệp khách hàng của mình lên 2 triệu người, khẳng định sự tin yêu của khách hàng với thương hiệu. Hiện, TPBank cũng đẩy mạnh triển khai hệ thống Basel II, với chuẩn mực tương đương 10 ngân hàng lớn trên thị trường.
Tăng tốc và phát triển ổn định
Từ năm 2016 đến 2018, hoạt động kinh doanh của TPBank tiếp tục phát triển ổn định và bền vững thể hiện ở việc :thực hiện vượt kế hoạch các chỉ tiêu tài chính đã đề ra, tăng trưởng tín dụng, huy động đạt kết quả tốt, chi phí hoạt động và nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định của NHNN.
TPBank luôn chú trọng tới chất lượng chăm sóc khách hàng |
Tính đến hết tháng 9/2018, tổng tài sản TPBank đạt mốc 126.532 tỷ đồng, dư nợ thị trường 1 đạt hơn 80.000 tỷ đồng, HĐV đạt hơn 113.000 tỷ đồng, nợ xấu chỉ ở dưới mức 1%. Vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng từ 5.842 tỷ đồng lên hơn 8.566 tỷ đồng, tăng thêm từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu thưởng và cổ phiểu trả cổ tức hồi tháng 6 và tháng 10/2018 vừa qua.
- Phát triển TPBank từ một ngân hàng đa kênh thành Ngân hàng Toàn diện. Tập trung cung cấp tương tác và trải nghiệm chứ không đơn thuần là giao dịch và dịch vụ. Đặt trọng tâm vào việc dự đoán nhu cầu và mong muốn thay vì đơn thuần là đáp ứng nhu cầu.
- Sử dụng các kênh & kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí thông minh nhân tạo và máy học (AI và Machine learning) để nắm bắt tốt hành vi và nhu cầu khách hàng, đưa ra các chiến lược/ sản phẩm mang lại doanh thu tốt, hiệu quả về chi phí và phù hợp về quản trị rủi ro.
- Cạnh tranh không đơn thuần về giá cả mà tập trung cả về chất lượng.
Theo kế hoạch dự kiến của lãnh đạo TPBank, năm 2018 này, ngân hàng sẽ đạt lợi nhuận 2.200 tỷ đồng, hệ số CAR 10%. Năm 2020 lợi nhuận tăng lên 3.800 tỷ đồng và năm 2021 là hơn 5.000 tỷ đồng, hệ số CAR cũng nâng lên 10.5%.
Nhắc tới vai trò dẫn dắt “tàu con thoi” TPBank không thể không nhắc tới hai cái tên của anh em nhà họ Đỗ - ông Đỗ Minh Phú Chủ tịch HDQT TPBank và ông Đỗ Anh Tú trong vai Phó chủ tịch HĐQT cùng một tập thể Ban lãnh đạo nhà băng rất giỏi và có tầm nhìn chiến lược.
Còn nhớ, cuối năm 2017, khi ông Phú đã quyết định chuyển hẳn sang làm một Banker và nhường vị trí điều hành Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji cho con gái, chia sẻ tại buổi nói chuyện với toàn thể cán bộ nhân viên TPBank và Doji hôm đó, ông Phú đã cho biết: 5 năm qua, ông dành chủ yếu thời gian làm việc của mình cho TPBank, bởi từ khi nhận được quyết định vào tái cơ cấu tháng 7/2012, đây vẫn là một lĩnh vực rất mới, rất khó đối với ông.
“5 năm qua, tôi chưa bao giờ lên giường trước 12h đêm, bản thân cũng mất đi 10% trọng lượng cơ thể. Trước đây chưa khi nào phải vào viện thì nay đã có lúc phải phẫu thuật dạ dày, có 12 ngày nằm bất động... Có thể nói 75% vất vả của 5 năm qua là dành cho TPBank”, vị doanh nhân này chia sẻ.