Chương trình sữa học đường TP.HCM sẽ bắt đầu từ kỳ 2 năm học 2018 -2019. |
Cụ thể, Theo tính toán, tổng kinh phí là gần 1.135 tỷ đồng. Ngân sách để triển khai chương trình này được phân bổ đó là Ngân sách sẽ hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20% và cha, mẹ, người chăm sóc học sinh đóng góp 50%. Riêng đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường thực hiện đề án, ngân sách sẽ hỗ trợ 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%.
Với số ngân sách này, TP kỳ vọng đến năm 2020, TP phấn đấu đạt 90% cha, mẹ học sinh, người chăm sóc có con em là đối tượng tham gia đề án được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng; 80% trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 các trường tham gia đề án được uống sữa theo chương trình sữa học đường.
Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 đạt 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 tham gia đề án dưới 4,9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 tham gia đề án dưới 7%.
Đối với trẻ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập học tại các trường thực hiện đề án, TP hỗ trợ 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%.
TP sẽ bắt đầu triển khai đề án từ học kỳ 2 năm học 2018 – 2019 đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện: 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh và cả năm học 2019 - 2020 đối với tất cả trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học lớp 1 trên địa bàn TP.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khoá IX (kỳ họp bất thường) diễn ra ngày 8/10. UBND TP.HCM đã đưa ra đề xuất triển khai chương trình sữa học đường trong giai đoạn 2018-2020 và được HĐND TP thông qua.