Công trình vi phạm trật tự xây dựng của ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức (ảnh: Trọng Tín) |
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai Chỉ thị 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất nguyên tắc UBND quận, huyện là cơ quan chủ trì, thực hiện tất cả các nội dung thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đầu mối triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trực tự xây dựng tại địa bàn quận, huyện đó.
Đối với việc phê duyệt hồ sơ, ban hành các quyết định theo trình tự quy định thì UBND quận, huyện chịu trách nhiệm báo cáo, chuẩn bị nội dung trình Sở Xây dựng để thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND Thành phố.
Phân cấp mạnh cho UBND quận, huyện trực tiếp quản lý lực lượng thanh tra xây dựng địa bàn trong khi chờ Đề án thí điểm thành lập Đội quản lý trực tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện.
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng giao Sở Xây dựng lập danh mục các hình thức chế tài xử lý đã được pháp luật quy định, hệ thống theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tính nghiêm khắc của chế tài, xây dựng thành “hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý một số hành vi vi phạm hành chính về trực tự xây dựng trên địa bàn Thành phố”.
Về việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan giao UBND 24 quận, huyện rà soát, tổ chức cưỡng chế một số công trình vi phạm trật tự xây dựng có tính chất, quy mô vi phạm lớn, nghiêm trọng trên địa bàn.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch UBND Thành Phố Võ Văn Hoan cùng lãnh đạo các Sở, ngành kiểm tra thực tế 7 công trình vi phạm của một số lãnh đạo cấp quận vào chiều ngày 22/10 (ảnh: Trọng Tín) |
Trước đó, chiều 22/10, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đang họp Quốc hội tại Hà Nội phải bay vào TP.HCM kiểm tra thực tế 7 công trình vi phạm liên quan đến Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức.
Sau khi nghe các sở, ngành báo cáo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định, quận Thủ Đức đã chậm trễ trong việc xử lý công trình không phép liên quan đến lãnh đạo quận gây bức xúc dư luận. Công trình vi phạm đầu tiên từ năm 2012 nhưng sau 7 năm vẫn chưa cưỡng chế. Điều này xuất phát từ sự thiếu quyết liệt và sự nể nang của lãnh đạo quận.
Hồi tháng 7, Thành ủy ban hành chỉ thị về lập lại trật tự xây dựng. Sau đó, quận Thủ Đức đã tổ chức hội nghị triển khai, các đảng viên cũng cam kết không vi phạm.
“Với tinh thần đó, lẽ ra ông Lê Hữu Thành phải khắc phục. Tuy nhiên, nếu báo chí không nêu ra thì chưa biết bao giờ khắc phục. Như vậy là chậm, cán bộ không tự giác”, ông Nhân nhấn mạnh và yêu cầu quận Thủ Đức phải tổ chức kiểm điểm, báo cáo kết quả cho thành phố chậm nhất vào thứ 2 tuần sau.
Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả phải chấp hành là cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm xây dựng không có giấy phép xây dựng.
Cụ thể, tháo dỡ toàn bộ tầng hầm B1, B2, tổng diện tích 25.049,8m2; tháo dỡ toàn bộ diện tích vi phạm tại tầng trệt của các tháp A, B, C, D và nắp hầm mở rộng, tổng diện tích 9.700m2.
Địa điểm tổ chức cưỡng chế thi hành, thửa 32 tờ bản đồ số 22 và thửa 28 tờ bản đồ số 26, Phường 1, Quận 5 (số 628 - 630 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5).
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do tổ chức bị cưỡng chế chi trả cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không sẽ tiếp tục bị cưỡng chế thi hành.
Trước đó, UBND TP.HCM cũng ban hành quyết định 795/QĐ-XPVPHC ngày 5/3/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vi Na với số tiền xử phạt là 325 triệu đồng.