- Tin mới về dịch Covid-19 ngày 1/9: TP.HCM đề xuất tiêm vắc-xin cho học sinh
- TP.HCM: Hơn 21.700 doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng
- Doanh nghiệp gỗ TP.HCM chủ động chuẩn bị xe tiêm vắc-xin phòng Covid-19 lưu động
- Sản xuất công nghiệp tại TP.HCM tiếp tục gặp nhiều khó khăn
- TP.HCM hỗ trợ người dân khai báo “di chuyển nội địa” nhanh chóng
Ngày 1/9, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có tờ trình gửi UBND Thành phố về việc mua bổ sung thuốc điều trị cho bệnh nhân F0 tại nhà. Theo đó, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số ca Covid-19 đang gia tăng trong cộng đồng, sở đề xuất mua thêm 200.000 túi thuốc điều trị cho F0 tại nhà, bao gồm gói thuốc A và gói thuốc B.
Việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh Covid-19 được áp dụng quy định về mua sắm tại điểm a, khoản 1, điều 22 Luật đấu thầu. Sở Y tế trình UBND Thành phố xem xét và chỉ đạo sớm thực hiện.
Túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà |
Trước đó, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết theo chương trình của UBND TP.HCM, hiện nay đơn vị đã chuẩn bị 150.000 túi theo hai gói A, B; đã chuyển 74.000 túi cho trung tâm y tế các quận, huyện để phân phối cho các trạm y tế phường, xã cấp phát cho F0 điều trị tại nhà.
Các gói thuốc này chủ yếu là gói A bao gồm: paracetamol, các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin C giúp hạ sốt và nâng cao thể trạng.
Gói thuốc B là một số loại thuốc chứa corticoid, thuốc kháng viêm và kháng đông dùng để điều trị triệu chứng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sĩ.
Chỉ riêng gói thuốc C là thuốc kháng virus Molnupiravir được đánh giá sẽ giúp F0 có triệu chứng nhẹ giảm tải lượng virus, qua đó giảm tỷ lệ nhập viện và nguy cơ giảm tử vong.
Theo dự kiến, thuốc này được tài trợ 2,3 triệu viên (tương đương 116.000 liều) và cho đến nay đã cấp được 16.000 liều, kế hoạch trong những ngày tới sẽ được bổ sung 34.000 liều thuốc.
Thông tin trước đó về công tác điều trị F0 tại nhà, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tính đến ngày 30/8, TP.HCM có 59.093 trường hợp F0 đang cách ly tại nhà, đây là những F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; diễn tiến nặng chiếm khoảng 0,4%.
“Thành phố tiếp tục chú trọng chiến lược này qua việc phát huy vai trò và hiệu quả của 411 trạm y tế lưu động, 312 trạm y tế phường – xã – thị trấn; tăng tốc thực hiện 150.000 túi thuốc an sinh; ban hành hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế….”, ông Châu thông tin.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin tại buổi họp chiều ngày 31/8 |
Đại diện sở Y tế TP.HCM cho biết thêm, tính đến 18 giờ ngày 30/8/2021, có 216.314 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 215.869 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh.
Hiện thành phố đang điều trị 40.561 bệnh nhân, trong đó: có 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.752 bệnh nhân nặng đang thở máy và 18 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 30/8, có 2.752 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 110.269), 335 trường hợp tử vong trong ngày.
Công tác xét nghiệm, từ 18 giờ ngày 28/8/2021 đến 18 giờ ngày 30/8/2021, đã lấy 732.212; trong đó có 14.212 mẫu đơn, 17.203 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 591.355 mẫu.
Trong công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, tổng số mũi vắc-xin đã triển khai tiêm đến ngày 30/8/2021: 6.128.344 (tăng 4.834 mũi vắc xin so với ngày 29/8/2021) trong đó tổng số mũi 1 là 5.791.291, mũi 2 là 337.134.
Liên quan đến đề xuất tiêm vắc-xin cho học sinh từ 12 – 18 tuổi, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) khẳng định, theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc-xin Pfizer cho phép tiêm người từ 12 – 18 tuổi nhưng các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế cho đến hiện tại chỉ cho phép tiêm người từ 18 tuổi; ngành Y tế TP thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.