- Trao 6.000 phần quà đến lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM
- TP.HCM tiếp tục giãn cách, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố
- TP.HCM đề nghị các tỉnh, thành phối hợp đưa người dân có nguyện vọng về quê
- TP.HCM tích cực thí điểm mô hình điểm bán thực phẩm thiết yếu
- TP.HCM: “Phiếu mua hàng thiết yếu” phải ghi số chứng minh nhân dân
Chiều 2/8, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các quận huyện và TP.Thủ Đức về công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Hồ Hải cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã cố gắng huy động các nguồn, ban hành các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng chưa thật sự phủ kín đầy đủ mọi nhóm đối tượng.
Nguyên do bởi đặc thù của TP.HCM là nhiều hộ gia đình không có hộ khẩu Thành phố, nơi cư trú không ổn định. Bên cạnh đó, Thành phố có đông lực lượng công nhân, người dân các tỉnh về đây sinh sống và làm việc. Do đó, phải làm sao để các đối tượng này được quan tâm, chăm lo đầy đủ, không được để vướng mắc, khốn khó. Không để người dân nào bị đói trong thời gian giãn cách xã hội, cần rà soát để chăm lo cho dân
“Thời điểm họ gặp khó khăn như hiện nay, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc họ nhằm đảm bảo an dân và góp phần phát triển lại kinh tế sau đại dịch”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM tại buổi họp |
Cũng theo ông Hải, Thường trực Thành ủy đã có kết luận về thành lập Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ cấp phát nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân ở 3 cấp gồm: Cấp thành phố; cấp quận, huyện và cấp phường, xã.
Để có thể thành lập các trung tâm này, TP.HCM sẽ hoàn thiện các bước về pháp lý, phương thức vận hành để đảm bảo việc hỗ trợ được thực hiện xuyên suốt. Điểm quan trọng nhất là các cơ sở cần đảm bảo sát dân, nắm chắc số liệu để đảm bảo từng đối tượng không bị bỏ sót. Nếu không nắm chắc cơ sở, hỗ trợ không đầy đủ, bỏ sót là có lỗi với người dân.
Vì vậy, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu trong 2 tuần tới, các quận huyện và TP.Thủ Đức cần tìm thêm phương án để tăng cường việc chăm lo, hỗ trợ đời sống cho người dân thuộc địa bàn mình. Các địa phương cần tính tới phương án tính toán và tiếp tế nhu yếu phẩm, lương thực tới từng hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Báo cáo trước đó tại buổi họp, bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng, dù chính quyền TP.HCM rất tha thiết mời người dân ở các tỉnh muốn về quê ở lại với những hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, họ vẫn nhất quyết tìm cách để về vì họ không còn đủ tiền để bám trụ lại Thành phố nữa khi tiền điện, nước, tiền nhà trọ vẫn đè nặng lên vai trong khi thu nhập đã mất do dịch bệnh kéo dài.
Ví dụ, một người 3 triệu đồng/tháng, dù được giảm 50% đi nữa thì họ vẫn phải trả 1,5 triệu đồng. Nhưng 1,5 triệu đồng đó ở đâu ra trong điều kiện 2 tháng nay không có việc làm, phải đi nhận từng túi gạo, từng chai nước mắm sinh sống qua ngày?
Toàn cảnh buổi họp |
“Tôi đề xuất cần có những biện pháp hỗ trợ lâu dài cho người dân mất việc làm như giảm giá điện, nước sâu nhất có thể, vận động chủ trọ tạm thời miễn phí để giúp người lao động vượt qua khó khăn. Hơn nữa, ngoài những hỗ trợ về thực phẩm, nhu yếu phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, Thành phố cần hỗ trợ thêm để chia sẻ khó khăn với người lao động đang gặp khó khăn”, bà Thúy nói.
Theo báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, thời gian qua, Thành phố đã thực hiện giải quyết hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 09 của HĐND Thành phố. Trong đó đã chi hơn 467 tỷ đồng để hỗ trợ toàn bộ người lao động không có kết giao hợp đồng, lao động tự do. Bên cạnh đó, 100% hộ kinh doanh đã dừng hoạt động do dịch Covid-19 đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng...
Tính đến hết tháng 7, các quận huyện và TP.Thủ Đức đã triển khai Nghị quyết 09 của HĐND TP tới 379.639 đối tượng với tổng số tiền hơn 578 tỷ đồng.