Phó thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, để triển khai Đề án một cách hiệu quả, đồng bộ chúng ta cần có câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi như thế này: Nhất quán về mục tiêu, đồng thuận trong hành động. “Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa - Vì người tiêu dùng - Vì môi trường xanh” luôn là mối quan tâm xuyên suốt của Đề án.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị |
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tiếp cận đồng bộ các cơ chế chính sách như Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Đề án tập trung vào các giải pháp liên kết ngành hàng lúa gạo trong vùng.
Từ không gian liên kết cấp vùng, hình thành các cụm liên kết ngành lúa gạo, xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện, liên huyện, cấp vùng. Các trung tâm này có chức năng khuyến nông, đặc biệt là thông qua các Tổ Khuyến nông Cộng đồng, hỗ trợ nông dân tiếp cận cơ giới hoá, hướng dẫn ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá, kết nối thị trường, kiến thức kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn, kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động…
Theo đó, mục tiêu xây dựng thương hiệu và xuất khẩu gồm: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.Tập trung vào các hợ tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu lớn. Hiện nay ĐBSCL đã có nền tảng từ 400 HTX trong Dự án VnSAT trước đây nên tiếp tục triển khai mở rộng. Phải đảm bảo giá trị tăng thêm cho người trồng lúa. Về canh tác bền vững: triển khai tại các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80 - 100 kg/ ha, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích. Trên 200.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững, đưa giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%..…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, khắc phục hạn chế, hệ luỵ về thoái hoá đất, môi trường thiên nhiên, đa dạng sinh học của phương pháp canh tác truyền thống, Đề án mong muốn tạo dựng hình ảnh một ngành hàng lúa gạo “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”. Mục tiêu đến năm 2025, về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 ha. Góp phần tạo sức bật mới cho chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo Việt Nam.