Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 CTCP Khoáng sản FECON |
Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của FCM có 37 cổ đông với , số cổ phần biểu quyết là 29.513.650 cổ phần, tương ứng 71,98% cổ phần có quyền biểu quyết.
9h10: Đại hội thông qua Biên bản kiểm tra tư cách cổ đông, giới thiệu Đoàn Chủ tịch Đại hội, đề cử Thư ký, Ban kiểm phiếu Đại hội.
9h40: Đại hội thông qua Chương trình nghị sự, Quy chế tồ chức Đại hội; Quy chế bầu thành viên HĐQT BKS nhiệm kỳ 2015-2019; Thể lệ biểu quyết, kiểm phiếu.
9h50: Ông Hà Thế Phương, Chủ tịch HĐQT báo cáo các cổ đông tổng kết, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015.
Theo ông Phương, năm 2014 là năm kinh tế hồi phục, công việc phẩn móng đã nhiều hơn, thị trường cọc đã dẩn có việc ổn định trong năm. Chất lượng cọc và năng lực thi công của FECON có uy tín trên thị trường cọc tại Việt Nam, vi vậy FECON đã ký được nhiều hợp đồng cung cấp cọc mang lại công việc tương đối ồn định trong cả nàm 2014.
Tuy nhiên, ông Phương cho biết, Công ty cũng gặp một số khó khăn trong năm 2014. Cụ thể, kể từ 1/4/2014, xe vận chuyển cọc chi được phép chờ đúng tải trọng. Đây lả nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí vận chuyển và giảm năng lực cung cấp cọc do không đáp ứng được tiến độ cung cấp cọc. Về tổ chức, Công ty có thêm 01 đơn vị thành viên lả Công ty cổ phẩn FECON Nghi Sơn. FECON Nghi Sơn bắt đầu đi vào sản xuất và cung cấp cọc BTLT từ tháng 4/2014.
Trong năm 2014, Công ty TNHH Đầu tư FECON (Công ty con cùa Công ty cổ phần Khoáng sản FECON) đã chính thức giải thể và xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh kể từ ngày 30/05/2014. Công ty Đầu tư FECON đã được sáp nhập vào CTCP Khoáng sản FECON. Ngày 02/04/2014, Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định và ghi nhận Công ty Cổ phần Khoáng sàn Hải Đăng là Công ty con trên Báo cáo tài chính cùa Công ty.
Cũng trong năm 2014, FCM tăng vốn điều lệ từ 268 tỷ đồng lên 410 tỷ đồng và mua lại 3,65 triệu cổ phần của CTCP FECON Nghi Sơn, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 5,15 triệu cổ phần, chiếm 51,5% vốn điều lệ của CTCP FECON Nghi Sơn.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, năm 2014, doanh thu hợp nhất của FCM đạt 485,72 tỷ đồng, hoàn thành 73,6% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 26,88 tỷ đồng, hoàn thành 40,7% kế hoạch. Công ty đề nghị năm 2014 sẽ không chia cổ tức trong năm 2014.
Năm 2015, FCM đặt mục tiêu doanh thu đạt 600 tỷ đồng, tăng 23,5% so với thực hiện năm 2014; lợi nhuận sau thuế là 40 tỷ đồng, tăng 49% so với thực hiện năm 2014. Công ty dự kiến năm 2015 sẽ chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 5%.
Ông Phương cũng công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 410 tỷ đồng hiện nay lên 610 tỷ đồng trong năm 2015 bằng phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu (200 tỷ đồng) cho đối tác nước ngoài (Nhật Bản hoặc Hàn Quốc).
Ông Phương cho biết, tùy vào tình hình thực tế để tăng giảm mức đầu tư của năm 2015, dự kiến đầu tư vào việc cải tạo, nâng cẩp mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ việc sản xuất của Nhà máy khoáng 150 tỷ đồng và đầu tư vào mỏ đá 40 tỷ đồng.
10h10: Ông Hà Thế Lộng, Thành viên HĐQT đọc báo cáo hoạt động năm 2014 của Hội đồng quản trị.
Tháng 7/2014 Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí (PVX – HNX) đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình trên sàn giao dịch chứng khoán. Ông Nguyễn Huy Hòa, đại diện phần vốn góp của PVX đã có đơn xin từ nhiệm rút khỏi HĐQT công ty FCM.
Do vậy tại cuộc họp HĐQT tháng 10/2014, HĐQT đã ra Nghị quyết chấp nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Huy Hòa, đồng thời bổ nhiệm ông Phạm Trung Thành, Phó Giám đốc FCM làm thành viên HĐQT của Công ty.
Đển cuộc họp ngày 26/12/2014 của HĐQT, ông Hà Thế Lộng đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT do tuổi cao - cẩn được giàm bớt công việc; ông Hà Thế Phương xin từ nhiệm vị trí Giám đốc công ty. Hội đồng quàn trị đã ra Nghị quyết chấp thuận đom từ nhiệm cùa 2 ông, đồng thời đã bầu ông Hà Thế Phương giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty FCM từ ngày 01/01/2015 và Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Trung Thành giữ chức vụ Giám đốc và là người đại diện theo pháp uật của Công ty kể từ ngày 01/01/2015.
10h35: Ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Ban Kiểm soát đọc báo cáo năm tài chính 2014 của Ban Kiểm soát.
Tính đến ngày 31/12/2014, tổng tài sản của FCM đạt 961 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 645,1 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 315,9 tỷ đồng. Nợ phải trả của FCM là 451,68 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 439,9 tỷ đồng.
Như vậy, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,03; Khả năng thanh toán tổng quát là 2,13; Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,68.
10h50: Bà Trần Thị Hải Yến, Thư ký Đại hội đọc các tờ trình đề nghị Đại hội thông qua bao gồm:
Tờ trình thông qua BCTC năm 2014 đã kiểm toán và lựa chọn đơn vị kiểm toán cho năm tài chính 2015;
Tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận 2014 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015;
Tờ trình về quyết toán thù lao HĐQT, BKS năm 2014 và dự kiên mức phân phối thù lao HĐQT, BKS năm 2015;
Tờ trình thay đổi phương án sử dụng vốn phát hành năm 2014;
Tờ trình phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ;
Tờ trình báo cáo về thay đổi nhân sự HĐQT và thông qua danh sách bầu mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2010 - 2015;
Tờ trình về thông qua số luợng bầu thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2015-2019;
Tờ trình thông qua danh sách đề cử, ứng cử bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2015-2019;
Tờ trình sửa đổi, bồ sung Điều lệ Công ty.
11h10: Đại hội bước vào phần thảo luận và trả lời câu hỏi
Cổ đông đề nghị FCM tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng |
Cổ đông mã số 912 thắc mắc tại sao Công ty không chia cổ tức năm 2014 và với mức tăng trưởng về vốn điều lệ và lợi nhuận năm 2015 tại sao Công ty chỉ chia cổ tức với tỷ lệ 5%?
Cổ đông mã số 80 đề nghị FCM chia cổ tức năm 2014 là 400 đồng/cổ phần và yêu cầu làm rõ hơn tiềm năng về lĩnh vực khoáng sản của FCM trong năm 2015.
Giải đáp thắc mắc của cổ đông, ông Hà Thế Phương cho biết, việc không chia cổ tức năm 2014 sẽ giúp FCM tăng vốn nhằm tăng tính cạnh tranh của FCM.
Cổ đông mã số 80 tiếp tục đề nghị FCM có thể xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu để làm vừa lòng các cổ đông đã đầu tư và nắm giữ cổ phiếu FCM trong thời gian qua.
Theo ông Hà Thế Lộng, tiềm năng về lĩnh vực khai thác khoáng sản năm 2015 dự kiến khoảng 90 - 100 tỷ đồng.
Vấn đề cổ tức tiếp tục làm nóng buổi thảo luận khi một cổ đông lớn tuổi cho rằng việc chia cổ tức năm 2014 sẽ giúp cổ phiếu FCM tăng giá. Còn nếu HĐQT vẫn giữ quan điểm không chia cổ tức năm 2014 thì đề nghị Công ty nâng mức chia cổ tức năm 2015 lên 10%.
12h25: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình đã được bà Hải Yến đọc trước đó. Các cổ đông biểu quyết bằng cách bỏ phiếu. Ban Kiểm phiếu bắt đầu làm việc.
13h07: Ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Ban Kiểm soát thay mặt Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Kết quả, các tờ trình đều được Đại hội thông qua với tỷ lệ đồng ý cao, đạt trên 95% cho tất cả các tờ trình.
Đại hội đã thông qua danh sách HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2015 – 2019. Danh sách HĐQT gồm ông Hà Thế Phương, Chủ tịch HĐQT; ông Hà Thế Lộng, Thành viên HĐQT; ông Phạm Trung Thành, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc; ông Nguyễn Chí Công, Thành viên HĐQT; ông Ngô Mạnh Quân, Thành viên HĐQT độc lập. Đại hội cũng đã bầu mới 3 thành viên Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ra mắt Đại hội |
13h20: Bà Trần Thị Hải Yến đọc Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 Công ty cổ phần Khoáng sản FECON. Các cổ đông đã nhất trí thông qua biên bản Đại hội.
13h35: Ông Hà Thế Phương phát biểu bế mạc Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 Công ty cổ phần Khoáng sản FECON.
FCM tăng tỷ lệ vốn góp tại FECON Nghi Sơn Công ty cổ phần Khoáng sản FECON (mã FCM - sàn HOSE) vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. |
Ngân hàng phát triển Nhật Bản đầu tư chiến lược vào FECON Chiều nay (13/6), tại Hà Nội, Quỹ Phát triển Đông Nam Á Nhật Bản thuộc Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược vào Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON. |
FCM chào bán 14,2 triệu cổ phiếu bằng mệnh giá CTCP Khoáng sản Fecon (mã FCM – HOSE) công bố việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. |
Kỳ Thành