Doanh nghiệp
Truyền thông Tết 2019: Chạm đúng người, đúng kênh, đúng thời điểm
Vũ Anh - 08/12/2018 10:04
Chỉ có những thương hiệu tạo ra chất keo Tết thật sự “chạm” với góc nhìn gắn liền với hơi thở hiện đại mà không bỏ quên đi giá trị Tết của người Việt mới tạo nên sự nổi bật truyền thông nơi đất chật người đông này

Tái xuất cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng giữa Coca-Cola, Pepsi, Neptune, Vinpearl…

Dịp Tết Nguyên Đán 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 2/2019, đi cùng với đó là những mong đợi cho một mùa  cơ hội cho các doanh nghiệp nhộn nhịp nhất vào mùa lễ hội lớn nhất tại Việt Nam.   

Hai tuần trước tết sẽ là giai đoạn bùng nổ nhu cầu mua sắm. Đặc biệt, thời gian 7 ngày trước tết là giai đoạn  đỉnh điểm mua sắm, hơn 50% sức mua ở thị trường nông thôn rơi vào tuần cuối trước ngày Tết đầu tiên. 

Tương tự như giai đoạn bình thường, thời điểm tết người tiêu dùng mua sắm 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên, mức  chi vào dịp cuối năm lại tăng cao, khách hàng sẵn lòng chi trả nhiều tiền hơn, mua nhiều sản phẩm hơn.  Vì vậy, các hoạt động trước, trong và ngay cả sau Tết của người tiêu dùng cần được các doanh nghiệp chú ý  và đánh giá cẩn thận để có một chiến lược đúng đắn cho mùa Tết 2019.

Tết cũng là chất xúc tác tình cảm thương hiệu tuyệt vời khi có tới 90% đáp viên trong báo cáo “Brands  at Tet 2018” của KMB khẳng định truyền thông trong mùa Tết của các thương hiệu có tác động đến  tình cảm. Nên các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện nhiều chiến dịch trong dịp này để tô đậm hình  ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng từ đó chuyển hóa thành động lực mua hàng.    

Các năm gần đây, từ các thương hiệu “làm nên Tết” quen thuộc như Coca-Cola, Pepsi, hay Neptune  đến các thương hiệu nội địa tạo ra làn gió mới như Bảo Thanh, Vinpearl hay Gốm sứ Minh Long tạo ra  sự cạnh tranh gay gắt trong cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng mùa này. 

Quảng cáo không chỉ để kể chuyện, quảng cáo còn để hành động truyền thông phát triển rất nhanh, giờ đây nó không không chỉ là một cuộc gặp gỡ hay tâm sự một  chiều.

Xu hướng của quảng cáo trên thế giới, là dẫn đến hành động, tạo tác động lên người tiêu dùng  và khán giả. Để thực sự gắn kết với người tiêu dùng, các chiến dịch Tết nay không dừng lại ở việc kể  một câu chuyện cảm động hay tạo tiếng cười mà còn cố gắng đưa ra giải pháp hành động cho vấn đề  xã hội mà mình đặt ra.  

Vì thế, những năm gần đây đã không còn những TVC quảng cáo cố đánh bóng thương hiệu một cách  gượng gạo thay vào đó đa phần sẽ là những câu chuyện hướng tới gia đình đầy nhân văn tạo giá trị tích cực và thay đổi những chuyển biến tiêu cực của gia đình hiện đại.

Vì vậy, với Tết 2019 này, đừng chỉ  cho họ cảm xúc mà hãy cho họ cơ hội hành động từ nhận thức mới và giải pháp hợp lý từ thương hiệu.  

Tôn vinh truyền thống - Thách thức khuôn mẫu tiêu cực - Nâng tầm những người yếu thế.

Đó là 3 khía cạnh nội dung chính mà thương hiệu có thể khai thác (theo Google)

Thứ nhất, tôn vinh truyền thống. Người Việt Nam luôn trân trọng truyền thống, dù có vài nét đổi mới đi liền với công nghệ của họ nhưng  giá trị cốt lõi của Tết với họ luôn là giá trị văn hóa truyền thống với pháo hoa, mâm cỗ, lì xì, sum họp gia  đình, con cháu kính lễ với ông bà, cha mẹ... Vì thế, khi thương hiệu cùng đồng hành để tôn vinh những  giá trị đó dưới góc nhìn và quan điểm phù hợp với lối sống hiện đại. Quan trọng là hãy đưa các giải  pháp hành động cân bằng được truyền thống và hiện đại cho khán giả. 

Biti’s thành công với MV “Đi để trở về 2” khi tôn vinh, cổ vũ giá trị trải nghiệm nhưng vẫn trân trọng sự sum họp gia đình của người trẻ

Trong khi đó Zalo ra mắt tính năng “Year in Review (Nhìn lại một năm)”, cho phép người dùng nhìn lại hành trình nhắn gửi yêu  thương trên nền tảng liên lạc này như một món quà thay cho lời tri ân chân thành.  

Thứ hai, thách thức khuôn mẫu tiêu cực. Những năm gần đây, quảng  cáo Tết bắt đầu nỗ lực chạm vào và tác động tích cực vào những chuyển biến tiêu cực đang tồn tại của Tết  cả khuôn mẫu truyền thống và biến thể xấu của sự hiện đại để giúp Tết là khoảng thời gian tốt nhất cho  người Việt.  Sau đó, các thương hiệu không quên đưa ra “lời khuyên” cho vấn đề mà các chiến dịch chạm  vào. Hãy nhớ rằng tình cảm thương hiệu luôn được đáp trả xứng đáng từ người tiêu dùng. 

Các chiến dịch Tết những năm gần đây đã chứng minh sức ảnh hưởng rất lớn của người có ảnh hưởng với khán giả. Nhưng một sự thật dễ nhận ra là hầu như các tên tuổi nghệ sĩ mà nhiều thương hiệu sử dụng dần trở nên quá “quen tai, quen mắt” với khán giả như Trấn Thành, Huỳnh Lập, Trường Giang, Sơn Tùng, Bích Phương... ở quảng cáo nhiều năm và nhiều thương hiệu khác nhau.

Vì thế, 2019 này đừng nên “tham” sức ảnh hưởng của các người có ảnh hưởng lớn, các thương hiệu nên chọn lọc nhân vật này kỹ hơn, ít gây nhầm lẫn và liên quan đến khán giả lẫn thương hiệu để thổi làn gió mới cho chiến dịch Tết.

(Nguồn: Báo cáo Xu hướng “Tết số” của người Việt của Digipencil)

Phim ngắn Xuân Không Màu 2 của Bảo Xuân nhắm đúng insight phụ nữ muốn ăn Tết nhà ngoại đã tạo sự đồng  cảm lớn và thay đổi tích cực cách ăn Tết “quê nội, quê ngoại” của không ít gia đình Việt 

Chiến dịch “Pepsi Muối” của Pepsi lại giải quyết vấn đề Tết “nhạt” do sự mất kết nối của các thành viên trong  gia đình bởi tác động của công nghệ và mạng xã hội bằng cách khuyến khích mọi người thoát ra khỏi thế giới  riêng, kết nối với nhau nhiều hơn.  

Thứ ba, nâng tầm những người yếu thế. Khai thác sự nhân văn và bản chất tốt đẹp của con người, xu hướng marketing giúp nâng tầm giá trị, mang  lại tiếng nói cho những người kém may mắn, yếu thế trong xã hội tạo ra tác động rất lớn đến nhận thức  người tiêu dùng về thương hiệu. Đặc biệt là khi Tết đến, xuân về, người Việt luôn mở lòng tôn vinh mọi giá trị  nhân văn giữa con người với con người và sẵn sàng hành động để giúp đỡ mọi người.    

Chiến dịch “Người trao sum vầy” của Pepsi tri ân những con người con người lao động bình thường nhưng luôn  lặng lẽ hy sinh niềm vui sum họp ngày Tết để trao “Tết sum vầy” cho mọi người.  

“Đào tới” nghệ thuật truyền thống

Không thể phủ nhận những năm vừa qua xu hướng âm nhạc luôn tạo nên trào lưu mới và tác động mạnh  mẽ. Nó dần trở thành công cụ đắc lực cho nhiều thương hiệu.

Tuy nhiên, có một khoảng trống mà nhiều thương hiệu đang bỏ quên đó là nghệ thuật truyền thống nặng giá trị ngôn ngữ như hát Tuồng, Chèo, ca  dao, tục ngữ, đồng giao,... những loại hình nghệ thuật dù dần lụi tàn nhưng lại cắm gốc rễ sâu vào tiềm thức của người Việt.

Đây là vùng đất tiềm năng cho các thương hiệu thu hút khán giả với sự chế biến khéo léo và  một thông điệp “gãi đúng chỗ ngứa” của Tết hiện đại.  

“Mượn Tết số” thấu hiểu hành vi số dịp Tết của người Việt

Millennial là thế hệ đang được xem là trọng tâm chính của hầu hết các thương hiệu trong chiến dịch Tết của những năm gần đây. Đồng thời, các marketer cũng đang dần chuyển sự chú ý sang một thế hệ công dân thời đại mới, một thế hệ luôn kết nối với công nghệ - Gen Z ( thế hệ sinh ra từ năm 1996 trở đi).

Họ  là những người có tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng của gia đình hơn thế hệ trước, có sự quan tâm nhiều  hơn đến thương hiệu, sẵn sàng chi ra nhiều hơn cho mua sắm và quan trọng họ là chính là những người tiêu  dùng tương lai.  

Gen Z chính là thế hệ mà marketer không nên bỏ qua dịp Tết

Tại sao không thử tạo ra những góc nhìn Tết mới cho Gen Z về cách họ cảm nhận gia đình, Tết truyền thống và lối ăn Tết công nghệ khác biệt của họ. Vẫn có đó nhiều Insight từ họ chờ đón marketer khám phá cho chiến dịch Tết.    

Hiểu đúng hành vi số để chạm đúng trái tim khán giả  “Mượn lịch” đánh trúng mùa cảm xúc nhất năm, “mượn lực” đánh đúng các chủ đề đang được quan tâm thì  các thương hiệu cũng không nên quên “mượn Tết-số” thấu hiểu hành vi số dịp Tết của người Việt. Thương  hiệu cần đi sâu vào hiểu các thói quen, hành vi trên internet, mạng xã hội, cập nhập đúng xu hướng digital để mọi nỗ lực truyền thông Tết đưa ra hiệu chạm đúng người, đúng kênh, đúng thời điểm. 

Tin liên quan
Tin khác