Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh: Chí Cường) |
"19 tập đoàn, tổng công ty tăng trưởng tốt, có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, qua đó cho thấy việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là phù hợp", ông Hùng khẳng định.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn nhà nước, trong mô hình Ủy ban cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều thách thức, đang ảnh hưởng đến tiến độ nhiều kế hoạch sản xuất, đầu tư, kinh doanh, trong đó nhiều dự án trọng điểm, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Trong cuộc làm việc gần đây của Thường trực Chính phủ với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sự chậm trễ này cũng đã được nhắc tới.
Ông Hùng cho biết, một trong những nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên trong những năm tiếp theo của Ủy ban để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đó là cần tiếp tục hoàn thiện mô hình Ủy ban; giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho Ủy ban phù hợp hơn. Đồng thời, tăng cường, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tích cực phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; về nguyên tắc không được can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. (Ảnh: Chí Cường) |
Bên cạnh đó, phải đảm bảo được tính linh hoạt. Ủy ban quản lý vốn thì có thể linh hoạt quyết định đầu tư, điều chuyển từ nơi thừa ở tập đoàn này sang tập đoàn khác, có thể đầu tư mua thêm, nâng cấp công nghệ, thoái vốn khỏi một công ty khác… Các động thái này linh hoạt theo đòi hỏi của thị trường, xu hướng, công nghệ…
“Trước mắt, cần những bước đi để hoàn thiện, nâng cao dần, khắc phục tồn đọng về pháp lý, chức năng, phân cấp…. Từ bước đi tiệm cận ấy kết hợp với các sandbox thí điểm quyền tự chủ, quyền đầu tư, lương thưởng, tiếp cận nghiên cứu triển khai…”, ông Thành khuyến nghị.