TIN LIÊN QUAN | |
Độc chiêu giúp chị em bảo quản thực phẩm ngày Tết | |
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Công ty Tân Hiệp Phát | |
Thực phẩm Việt tiếp cận thị trường UAE | |
Gần Tết, liên tục bắt giữ thực phẩm bẩn |
Cuối tuần qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị Trực tuyến triển khai kế hoạch hành động Năm An toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp với 63 tỉnh, thành phố và đại diện nhiều bộ, ngành. Trước đó, năm 2015 cũng đã được bộ này sớm đặt tên là “Năm An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Một lô hàng thực phẩm bẩn bị bắt giữ |
Thực tế, an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là nỗi bức xúc mỗi khi Tết đến, xuân về, mà còn là nỗi lo thường trực trong mỗi bữa cơm hàng ngày của người dân từ nhiều năm nay. Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cũng cho thấy, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh chất lượng kém còn khá cao. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản xếp loại C (loại vi phạm nghiêm trọng cần thay đổi nhanh) chiếm gần 27% tổng số cơ sở hiện có, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Đáng nói là vẫn còn 50% trong số 36% cơ sở loại C được tái kiểm và sau tái kiểm tiếp tục bị xếp loại C. Kết quả giám sát trên diện rộng của Bộ NN&PTNT còn cho thấy, tỷ lệ mẫu rau, thịt, thủy sản còn tồn dư hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng giới hạn cho phép hiện ở mức tương ứng là 5,43%, 6,8% và 1,21%.
Có bốn lý do thường được nhắc tới để lý giải cho tình trạng chậm cải thiện chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ nhất, một số cơ chế, chính sách chưa sát thực tiễn, chưa đủ khuyến khích, tạo động lực cho người dân và doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.
Thứ hai, công tác thanh tra, giám sát tuy đã được tăng cường, song chế tài xử phạt nhẹ, việc xử phạt chưa nghiêm nên chưa đủ sức răn đe.
Thứ ba, sự giám sát lẫn nhau của người dân và sự vào cuộc của chính quyền địa phương tại các vùng sản xuất nông sản thực phẩm chưa cao.
Thứ tư, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp.
Hiện các bộ, ngành và địa phương đang rầm rộ ra quân thanh tra thực phẩm Tết. Song về lâu dài, để kiểm soát chặt thực phẩm bẩn, các bộ, ngành cần phải mạnh tay hơn trong xử lý các cơ sở vi phạm, phải rút giấy phép các cơ sở kinh doanh nông - lâm thủy sản xếp loại C mà không chịu khắc phục.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đồng thời có chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi nông sản an toàn, đặc biệt là chính sách vốn và xúc tiến thị trường. Công tác ngăn chặn thực phẩm nhập lậu và kiểm tra gian lận thương mại cũng phải được tăng cường, bởi tình trạng trà trộn thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn tại một số cửa hàng, siêu thị hiện nay là nguyên nhân gây mất niềm tin của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, gây khó khăn cho những doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Thực phẩm đã rã đông buộc phải dùng ngay () Đó là lời khuyên của các chuyên gia về an toàn thực phẩm. Theo các chuyên gia, khi đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. |
Giáp Tết, cảnh giác với thịt nhập khẩu () Hàng loạt vụ thịt trâu nhập khẩu về Việt Nam nhưng được các doanh nghiệp “phù phép” biến thành thịt bò, đánh lừa người tiêu dùng trong nước, thêm một lần nữa “cảnh tỉnh” các thượng đế khi tiêu dùng sản phẩm: thịt bò nhập khẩu. |
Top 10 loại thực phẩm giúp bạn thông minh hơn Trung bình một ngày, bộ não tiêu hao 400 calo chiếm 1/5 năng lượng cơ thể, vì vậy, thực phẩm tốt cho trí não cần được ưu tiên hàng đầu đặc biệt với dân văn phòng. |
Thùy Liên