Cùng với tỷ giá trung tâm, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh so với phiên trước.
Cụ thể, lúc 8 giờ 15 phút, Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.870– 24.240 đồng/USD, giảm mạnh 20 đồng/USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
BIDV niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.915 – 24.215 đồng/USD, giảm mạnh 35 đồng/USD cả chiều mua và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Techcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.906 – 24.257 đồng/USD, giảm 18 đồng/USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay tăng mạnh so với phiên trước.
Tại thị trường Hà Nội, lúc 8 giờ 2 phút, đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 24.144 – 24.177 đồng/USD, tăng 7 đồng/USD chiều mua vào và giảm 2 đồng/USD chiều bán so với giao dịch phiên trước.
USD trong nước giảm do đồng USD trên thị trường thế giới sáng nay tiếp tục giảm mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt đang ở mức mức 104.217 điểm lúc 9h30 sáng nay, giảm nhẹ so với phiên hôm trước.
Trước dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố ngày mai 13/9, đồng USD đã giảm giá, với kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới. Trong khi đó, các đợt tăng lãi suất bổ sung vẫn sẽ được cân nhắc trong năm nay, nếu dữ liệu cho thấy nền kinh tế và lạm phát Mỹ đang ở mức ổn định.
Trong tháng 8/2023, tỷ giá tăng mạnh. Đà tăng được thúc đẩy bởi hai yếu tố. Thứ nhất, lo ngại về khả năng FED có thể tăng lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong năm nay. Thứ hai, lợi suất TPCP Mỹ tăng cao trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đẩy mạnh phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Công ty chứng khoán MBS cho rằng, áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu bởi những tác động ngoại lực. Tỷ giá trong nước thể hiện xu hướng tăng mạnh trong tháng.
Hiện tại, lãi suất cho vay qua đêm bằng USD giữa các ngân hàng ở mức trên 5%, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD duy trì ở mức cao đã khuyến khích nắm giữ USD qua đó gây sức ép lên VND. MBS dự kiến tỷ giá có thể đạt mốc 24.500 đồng với tầm nhìn Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng thêm lãi suất trong năm nay nhưng áp lực có thể không mạnh do thặng dư thương mại trong nước ghi nhận ở mức cao so với các năm trở lại đây
Theo chuyên gia phân tích công ty chứng khoán VNDirect, đà tăng gần đầy của tỷ giá có tác động trái chiều tới nền kinh tế. Cụ thể, tỷ giá tăng gây thêm áp lực trả nợ nước ngoài (nhất là khu vực tư nhân), đồng thơi, làm gia tăng áp lực lạm phát do giá nhập khẩu của nguyên liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng tăng lên.
Do đó, áp lực tỷ giá càng lớn thì dư địa nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong nước càng thu hẹp.
Dẫu vậy, chuyên gia phân tích cho rằng, NHNN vẫn sẽ những yếu tố hỗ trợ để ổn định tỷ giá trong năm nay.
Thứ nhất, thặng dư thương mại ở mức cao. Thứ hai, dòng vốn FDI và kiều hối ổn định. Thứ ba, nguồn cung ngoại tệ bổ sung từ thoái vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc ổn định được tỷ giá trong biên độ phù hợp sẽ giảm thiểu được tác động tiêu cực và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam.
“Chúng tôi tin rằng mức giảm giá vừa phải của VND so với USD (<3%) sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam). Ngoài ra, chúng tôi cho rằng điều này ít có khả năng khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh ra khỏi Việt Nam”, ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia phân tích VNDirect nhận định.