Thậm chí trong một số ngành quan trọng, tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền còn cao một cách đáng ngạc nhiên. Khảo sát cho biết tỷ lệ này trên toàn thế giới trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là 25%. Con số trên đã là sự nỗ lực lớn của chính phủ trong việc tăng cường bảo hộ và thực thi bản quyền phần mềm thông qua các chương trình nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không bản quyền ở Việt Nam năm 2015 là 78% |
Hiện nay, bộ ứng dụng văn phòng cơ bản Office do Microsoft phát triển và giữ bản quyền là phần mềm văn phòng dành cho máy tính cá nhân (PC, laptop) phổ biến nhất trên thế giới và cũng bị vi phạm bản quyền nhiều nhất.
Ở Việt Nam, hầu hết các máy tính để bàn và xách tay tại doanh nghiệp đều đang được cài bản Office này, nhưng phần lớn đều là cài đặt bản crack, không có bản quyền.
Phần mềm crack và luôn đi kèm rủi ro ẩn chứa các mã độc, có nguy cơ phá hỏng hệ thống máy tính, đe dọa dữ liệu lưu trên các ổ cứng. Thêm nữa, hacker sẽ xem tài khoản máy tính người dùng như một món hàng có thể rao bán trên mạng để đổi lấy thu nhập của chúng.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc CMC Telecom, đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ cho thuê Office 365 tại Việt Nam chia sẻ, hãy “phòng bệnh hơn chữa bệnh"bởi nếu bạn phá huỷ cấu trúc bản quyền của Office thì vô tình bạn đã mở rộng cửa cho hacker xâm nhập vào máy tính bạn chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin.
Dùng phần mềm không bản quyền không những ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng cá nhân, mà còn gây tổn hại đến uy tín thương hiệu của bản thân công ty, doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập”.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, tiết kiệm thời gian, tính thống nhất và đồng bộ cao cho toàn bộ hệ thống, an ninh và ổn định, hỗ trợ kỹ thuật tốt là một số lợi ích mà doanh nghiệp sử dụng phần mềm có bản quyền của Microsoft được hưởng thụ. Đến nay, khá nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã hợp pháp hoá toàn bộ bản quyền phần mềm hiện đang sử dụng của Microsoft. Điều này thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm khi Việt Nam là thành viên của WTO và tham gia TPP.
Đại diện CMC Telecom cũng chia sẻ thêm thông tin, trước đây, việc mua bản quyền Office cài trên máy là khá tốn kém, tuy nhiên khi công nghệ could computing ra đời cho phép doanh nghiệp có thể thuê phần mềm mà không cần mua trọn gói. Việc “thuê” phần mềm mang lại doanh nghiệp nhiều lợi thế về chi phí thuê hằng tháng thấp, biến chi phí đầu tư CAPEX thành chi phí vận hành OPEX, doanh nghiệp không cần nhiều nhân lực IT trong bộ máy và luôn được dùng phần mềm bản quyền update nhất.
Số liệu từ CMC Telecom, trong một đợt thanh kiểm tra 64 doanh nghiệp, trực tiếp kiểm tra 3958 máy tính do thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, đã phát hiện tình trạng vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn với giá trị thương mại của các phần mềm mà các doanh nghiệp này vi phạm vào khoảng 11 tỷ đồng, tương đương 537.000 USD.
Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là dù nhận thức được việc có thể giảm thiểu nguy cơ an ninh mạng bằng cách mua phần mềm từ các nguồn hợp pháp nhưng việc e ngại chi phí cao khiến nhiều chủ doanh nghiệp lại không muốn đầu tư ngay, mà chấp nhận việc “tạm bợ” trong bản quyền phần mềm, chỉ đến khi bị các bên thanh tra hay các nhà đầu tư động đến, họ mới quay ra mua để “đối phó” tránh bị phạt.
Điều đó cho thấy sự xem nhẹ trong nhận thức của doanh nghiệp về các mối nguy cơ tấn công bảo mật có thể xảy ra khi sử dụng phần mềm lậu, không có bản quyền, không có chuyên gia IT về bảo mật tư vấn giám sát.
BSA cũng khuyến nghị rằng, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nguy cơ an ninh mạng từ phần mềm không bản quyền bằng cách mua phần mềm từ các nguồn hợp pháp và có chương trình quản lý tài sản phần mềm nội bộ để biết trên mạng của mình có những phần mềm nào, nó có giấy phép hay không.