Thưa ông, Dự thảo Nghị định đề cập những nội dung gì?
Nói một cách đầy đủ, Dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tổ chức dưới hình thức cơ quan thuộc Chính phủ, có tên gọi là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong đó, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban, bao gồm cả các nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác và với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.
. |
Vì đây là mô hình mới được thành lập, với mục tiêu dần tiến tới tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước của các bộ, UBND cấp tỉnh, nên Dự thảo sẽ phân định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan hệ giữa Ủy ban với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh.
Ủy ban không chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan thuộc Chính phủ, mà còn có vai là cổ đông, thành viên của các doanh nghiệp đa sở hữu, là chủ sở hữu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Nghĩa là, hoạt động của Ủy ban cần chuyên nghiệp và chuyên trách cao để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, đồng thời đảm bảo cạnh tranh, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
Công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty quan trọng và các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài. Sơ bộ, có 21 tập đoàn, tổng công ty thuộc nhóm này, giá trị vốn chủ sở hữu tương đương 50% tổng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.
Muốn vậy, nhiều ý kiến đề nghị Ủy ban không có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Cụ thể hơn, hoạt động của Ủy ban sẽ được hình dung thế nào, thưa ông?
Các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban đã được quy định rất rõ trong Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trong vai trò là chủ sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Ủy ban sẽ có quyền hạn, trách nhiệm về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản; chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; quản lý cán bộ, lao động, tiền lương của doanh nghiệp; về các quyết định đầu tư, tài chính; giám sát và đánh giá doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp...
Với vai trò cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp đa sở hữu, Ủy ban thực hiện quản lý cổ phần nhà nước thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ giữa Ủy ban và các bộ, ngành, chính quyền địa phương thì sao?
Ủy ban chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật, như chấp hành và tuân thủ các hoạt động quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ; chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp; thực hiện chiến lược đầu tư theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt...
Khi thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn địa phương, Ủy ban phải tuân thủ các hoạt động quản lý nhà nước của HĐND, UBND theo quy định.
Còn cơ chế giám sát hoạt động của Ủy ban, thưa ông?
Là cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban đương nhiên chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hội đồng và ủy ban của Quốc hội... Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động của Ủy ban.
Để có cơ sở cho việc giám sát, đánh giá hoạt động của Ủy ban, Dự thảo đề nghị cần có hệ thống chỉ tiêu, nhiệm vụ giao cho Ủy ban.
Đặc biệt, Ủy ban có trách nhiệm công bố thông tin, minh bạch hóa hoạt động thông qua chế độ báo cáo và thực hiện kiểm toán báo cáo hoạt động hằng năm.