Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu dịch vụ, dịch vụ vận tải có tỷ lệ nhập siêu lớn nhất |
Tính đến năm 2016, số doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp của cả nước (76,8%). Cùng với đó, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nhóm ngành dịch vụ cũng tăng liên tục qua các năm (từ 15,8% năm 1990, lên 25,9% năm 2005 và 33,4% năm 2016).
Bên cạnh đó, năng suất lao động của nhóm ngành này cao hơn năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế cả nước (103,5 triệu đồng so với 84,5 triệu đồng, tương đương với 122,5% năm 2016) và cao hơn 3,2 lần lao động trong nhóm ngành nông, lâm - thủy sản.
Tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra ngày càng tăng, tính theo giá so sánh với tốc độ tăng GDP chung. Cùng với đó, tỷ trọng GDP nhóm ngành dịch vụ trong tổng GDP cũng tăng theo các năm (năm 2000 đạt 38,74%, năm 2005 tăng lên 42,57%, năm 2010 lên 42,88% và năm 2016 tăng lên đạt 40,92%). Tuy vậy, tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước và vùng lãnh thổ (đứng thứ 8/10 trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 29/34 ở châu Á, đứng thứ 94/104 thế giới).
Trong GDP của nhóm ngành dịch vụ, một số ngành dịch vụ động lực còn chiếm tỷ trọng thấp, như thông tin và truyền thông chỉ đạt 0,71%, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chỉ chiếm 5,52%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 3,8%...
Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu dịch vụ cũng có những hạn chế bất cập. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả hàng hóa và dịch vụ còn thấp và giảm. Tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ so với GDP của nhóm ngành dịch vụ cũng đạt thấp và giảm xuống qua các năm. Nhập siêu dịch vụ lớn và gần như liên tục tăng lên (từ 185 triệu USD năm 2005, lên 5.400 triệu USD năm 2016).
Trong các khoản xuất/nhập khẩu dịch vụ, thì dịch vụ vận tải nhập siêu lớn nhất và tăng lên (tăng từ 1.023 triệu USD năm 2005 lên 6.500 triệu USD năm 2016). Một số dịch vụ khác như dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ khác còn lại, Việt Nam cũng ở vị thế nhập siêu. Điều đó chứng tỏ trong các khoản dịch vụ, Việt Nam còn ở thế yếu, bị “lép vế”.
Nguyên nhân bởi tính chuyên nghiệp của lao động nhóm ngành dịch vụ chưa cao. Nhiều hoạt động dịch vụ còn do lao động thuộc các nhóm ngành khác kiêm nhiệm, vừa khó tách bạch trong kế toán, thống kê, vừa năng suất thấp, đồng thời, gây khó khăn trong tính toán, thu thuế của
Các nước đang chuyển đổi thường có xuất siêu về hàng hóa, nhưng lại nhập siêu về dịch vụ. Đây cũng là một loại “cánh kéo”: xuất khẩu lớn về hàng hóa mặc dù rất quan trọng nhưng đó là dựa vào lợi thế giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, còn sẵn, còn dễ khai thác, trong khi đó, việc xử lý môi trường có chi phí thấp, chưa kiểm soát chặt chẽ...
Trong khi việc hưởng lợi phần lớn rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài, dù các nước phát triển có nhập siêu lớn về hàng hóa. Trong khi những nước này xuất siêu về dịch vụ để bù lại, để hưởng lợi từ “cánh kéo tỷ giá”; nếu có khủng hoảng tài chính thì các nước nhập khẩu dịch vụ sẽ hưởng đủ. Đây là cảnh báo cần thiết.