Tiêu dùng
Vàng bật tăng khi USD giảm
T.V - 19/10/2022 13:53
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay bật tăng lên 1.654 USD/ounce khi sức khỏe của đồng bạc xanh suy yếu, nhưng đà tăng bị kìm hãm bởi kỳ vọng nâng lãi suất của Fed.

Lợi suất trái phiếu đang giảm đà tăng của USD vấp phải một rào cản lớn, và nhờ đó vàng đã không ghi nhận áp lực bán quay trở lại. 

Kim loại quý bị áp lực bởi đồng đô la Mỹ có giá trị cao hơn trên thị trường ngoại hối và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Kho bạc Mỹ hiện đạt 4,025%.

Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm xuống 111,87 điểm.

Tuy nhiên, kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất lớn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã được củng cố sau khi báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ cho kết quả vượt dự báo vào tuần trước, với việc các thị trường đặt cược vào một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 11.

Bởi CPI tháng 9 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021. Dù CPI tháng 9 giảm 0,1% so với tháng 8 do giá năng lượng giảm 2,1%, nhưng lại tăng mạnh hơn so với mức dự kiến là 8,1%.

Đáng chú ý, CPI cơ bản (loại trừ giá năng lượng và lương thực) tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,3% so với tháng 8, do phí dịch vụ chăm sóc y tế tăng 6%, đồ đạc và hoạt động trong gia đình tăng 9,3%, doanh số mua xe mới tăng 9,4%, giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng tăng 7,2%...

Vì thế, Fed sẽ đưa lãi suất cơ bản USD lên 4,5- 4,75% cuối năm 2022. Sau đó có thể là một số đợt tăng lãi suất nhỏ hơn vào tháng 2 và tháng 3/2023. Theo các chuyên gia, chu kỳ thắt chặt tiền tệ lần này của Fed có thể sẽ đưa lãi suất tăng lên trên 5%.

Lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.

Đồng thời, vào tuần sau, chính phủ Mỹ sẽ công bố những con số gần đây nhất về GDP quý 3 và những cập nhật về nợ quốc gia. Từ đó các nhà kinh tế và nhà đầu tư sẽ xem xét mức độ suy thoái kinh tế đã diễn ra từ quý 2 đến quý 3 như thế nào.

Fed đã tăng lãi suất với mục tiêu cuối cùng là giảm lạm phát nhưng cũng đồng thời thu hẹp nền kinh tế. Do đó, GDP quý 3 gần như chắc chắn tiếp tục suy giảm và trong thực tế kinh tế Mỹ đã bắt đầu suy thoái.

Như vậy, đây là quý thứ ba liên tiếp GDP của Mỹ giảm. Kim loại quý cũng chịu nhiều áp lực giảm giá từ lãi suất liên tục tăng lên.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) không đổi so với cuối ngày hôm qua, đưa giá mua vàng miếng lên 66,2 triệu đồng/lượng và bán ra 67,2 triệu đồng, giảm hơn 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Chênh lệch giữa giá mua và bán 1 triệu đồng/lượng, nhưng điều đáng chú ý là quy đổi giá vàng trong nước hiện đang duy trì ở mức cao hơn thế giới còn hơn 18 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí).

Sáng 19/10, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố lên 23.663 đồng/USD, tăng 26 đồng so với hôm qua. Giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục tăng.

Tại Ngân hàng Vietcombank, mức giá trên được cộng thêm 110 đồng, đưa giá mua vào lên 24.240 đồng và bán ra 24.550 đồng.

Tin liên quan
Tin khác