Cụ thể, giá vàng thế giới biến động mạnh trong ngày đầu tuần khi từ mức 2.719 USD/ounce xuối tuần qua đã nhanh chóng quay đầu lao thẳng xuống mức giá quanh 2.675 USD/ounce.
Còn nếu so với đầu tuần trước, giá vàng thế giới hiện đã mất gần 50 USD. Trong tuần trước, vàng thế giới tăng nóng gần 6%. Giá vàng được hỗ trợ bởi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine cùng nguy cơ xung đột lan rộng. Dù trong tuần này có ít dữ liệu và sự kiện có thể tác động đến hướng đi của giá nhưng thị trường vàng được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều biến động.
Vàng quốc tế giao động trong biên độ rộng |
Ở thị trường trong nước, thị trường vàng miếng cũng giảm đồng thuận với mức điều chỉnh từ 200.000-500.000 đồng/lượng, giao dịch quanh mốc 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng, có thời điểm hồi phục mức 87 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng miếng trong nước vẫn chưa theo nhịp so với giá vàng quốc tế.
Với giao dịch hiện tại, vàng thế giới sau quy đổi cộng cả thuế, phí đạt 84,1 triệu đồng/lượng, chênh lệch với vàng miếng SJC tăng xấp xỉ 1 triệu đồng so với phiên cuối tuần – lên 2,7 triệu đồng. Tại các ngân hàng thương mại Nhà nước, giá bán vàng miếng hiện chưa có sự thay đổi, giao dịch giữ nguyên mốc 87 triệu đồng so với cuối tuần trước, riêng tại Agribank vẫn ổn định mức giá 86,7 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo thị trường chung, giá vàng tại các đơn vị này sớm muộn cũng sẽ có động thái điều chỉnh theo biến động của vàng quốc tế và vàng miếng SJC.
Theo khảo sát, 18 nhà phân tích trên Phố Wall tham gia đều không đặt cược vào kịch bản giá vàng giảm. 89% dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, trong khi 11% cho rằng giá sẽ ổn định. Khảo sát trực tuyến của Kitco với 189 nhà đầu tư cho thấy 66% kỳ vọng giá vàng tăng, 19% dự đoán giảm và 15% cho rằng giá sẽ đi ngang.
Giới phân tích dự đoán các nhà đầu tư đang định vị danh mục để đối phó với rủi ro địa chính trị trước kỳ nghỉ lễ. Tuần này thị trường sẽ không có nhiều biến động, nhưng nếu có sự kiện bất ngờ, thị trường có thể phản ứng mạnh hơn bình thường.
Theo lịch công bố dữ liệu kinh tế Mỹ tuần này sẽ bị rút ngắn do kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, nhưng vẫn có những báo cáo quan trọng đáng chú ý. Thị trường sẽ tập trung vào chỉ số niềm tin tiêu dùng của Conference Board cho tháng 11 và doanh số bán nhà mới tháng 10 được công bố vào sáng thứ Ba, sau đó là biên bản cuộc họp gần nhất của FOMC được công bố vào buổi chiều (theo giờ địa phương).
Không chỉ có mặt hàng kim quý giảm mà giá USD thế giới cũng giảm nhẹ trong ngày đầu tuần khi chỉ số USD-Index giảm xuống dưới mức 107 điểm. Cụ thể, đầu ngày USD-Index đang dao động sát mốc 109 điểm. Nhưng đây vẫn là mức cao nhất trong vòng 2 năm qua của đồng bạc xanh so với nhiều đồng tiền khác.
Tong khi đó, thị trường đang dự báo khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm 0,25% tại cuộc họp tháng 12/2024 cùng mức cắt giảm nhẹ hơn vào năm 2025, do rủi ro lạm phát cao hơn từ các chính sách của ông Donald Trump.
Tuy nhiên, các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch ông Jerome Powell đã chỉ ra rằng, Ngân hàng Trung ương Mỹ đang khá thận trọng trong lộ trình cắt giảm lãi suất điều hành của mình hiện nay.
Lộ trình giảm lãi suất của Fed được dự báo chậm lại thì chỉ số Dolla Index sẽ tái tăng và vàng sẽ không còn sức hút đối với nhà đầu tư. Thế nhưng, các dự báo đưa ra, khả năng mặt hàng kim quý này sẽ không khó đạt chạm ngưỡng 3.000 USD/ounce sau khi đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.