Giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực khá mạnh và rớt khỏi ngưỡng 1.700 USD/ounce, song các dự báo đưa ra, giá vàng có thể giảm mạnh trong thời gian tới.
Vàng giảm khi USD phục hồi trong bối cảnh thị trường dự đoán Fed sẽ không nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản vào tuần tới.
USD cũng tăng đã hạn chế sức hấp dẫn của kim loại quý đối với người mua ở thị trường nước ngoài. Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ tăng lên gần 107 điểm.
Mặt hàng kim quý vàng đang giao dịch trong một biên độ hẹp, lãi suất USD cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn là tài sản không sinh lời.
Vàng đã có một khởi đầu hơi tích cực trong tuần này, khi kỳ vọng của thị trường về việc Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất 100 điểm phần trăm đã hạ nhiệt.
Đồng thời, vàng giảm trong bối cảnh các thị trường chứng khoán hồi phục trở lại nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn phát đi những tín hiệu tiêu cực.
Kim loại quý này đã không thu hút được nhiều dòng tiền trú ẩn an toàn trong thời gian gần đây khi các nhà đầu tư lựa chọn USD, cho dù lạm phát của thế giới tăng cao.
Đà rơi của giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng nóng lên 9,1% trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo, đây là mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 11/1981.
Kết quả này vượt dự báo đưa ra trước đó của giới chuyên gia là tăng 8,5% theo năm. Trong tháng 5, chỉ số CPI tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Chính vì giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh trong tháng 6/2022, củng cố cho khả năng nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này của Fed. Thậm chí, các dự báo đưa ra khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 100% điểm cơ bản cuối tháng này.
Trong khi đó, lạm phát của Anh trong tháng 6 đã lên mức cao nhất 40 năm, củng cố khả năng nâng lãi suất nửa điểm phần trăm của Ngân hàng Trung ương Anh vào tháng tới.
Thêm vào đó, Mỹ, một số thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang thảo luận chi tiết về lệnh cấm xuất khẩu vàng Nga. Đề xuất lần đầu tiên được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng trước.
Dự kiến lệnh cấm này sẽ được chính thức thông qua ngay trong tuần này. Trong khi đó, Nga là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới. Năm ngoái, Nga đã khai thác 314 tấn vàng, trị giá khoảng 20 tỷ USD.
Giới phân tích nhận định, hiện tại vị trí hấp dẫn đối với các nhà giao dịch vàng là tìm kiếm sự phục hồi, vì dường như 1.650 - 1.700 USD/ounce là một mức sàn tốt trong trung hạn.
Nhưng nếu trường hợp, vàng xuống 1.627 USD/ounce là cơ hội để mua vào. Thế nhưng, trước đây khi vàng rơi xuống mức này đã nhanh chóng tăng trở lại sau đó.
Bởi với các quỹ đầu tư, nhà đầu cơ trên thế giới thường tìm cơ hội mua vào khi vàng giảm xuống mức thấp. Tuy nhiên, theo giới phân tích, khả năng vàng đi xuống nữa sẽ rất khó và có thể cầm cự quanh 1.700 USD/ounce hiện nay và sẽ bật tăng trở lại.
Đối với thị trường vàng trong nước, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào vàng miếng 63,3 triệu đồng/lượng và bán ra 65,3 triệu đồng/lượng, giảm 1,4 triệu đồng ở chiều mua vào và giảm 1,2 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Tuy nhiên, quy đổi giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới gần 17,2 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí).
Ngày 21/7, tỷ giá trung tâm hôm nay (21/7) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.213 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở Giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.400 VND/USD.
Với biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.517 - 23.909 VND/USD. Vietcombank mua vào 23.250 - 23.280 đồng, bán ra 23.560 đồng… Giá USD tự do tăng 50 đồng, mua vào lên 24.400 đồng và bán ra 24.440 đồng.