Ngành thủy sản thường có số lượng lao động thời vụ khá lớn |
Trong công văn gửi tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) do Tổng thư ký Trương Đình Hòe ký, VASEP có hai đề xuất.
Một là, không tăng lương tối thiểu trong năm 2020. Hai là, giãn thời gian tăng lương tối thiểu từ 1 năm/lần lên 2-3 năm/lần. Đi kèm với hai đề xuất này, VASEP đã gửi kèm 6 trang phụ lục, phân tích lý do.
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp, tăng lương tối thiểu làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Đây là điều được nhắc đến nhiều sau mỗi quyết định tăng lương tối thiểu.
Chi phí này không chỉ đến từ việc tăng lương và các khoản phụ cấp, đóng góp khác.
Theo tính toán của Vasep, việc tăng lương tối thiếu với các chính sách liên quan cộng hưởng làm tăng chi phí của doanh nghiệp khá đáng kể. Cụ thể, tăng lương tối thiểu vùng làm tăng chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Hơn nữa, từ năm 2018, đối tượng đóng bảo hiểm xã hội mở rộng hơn tới cả nhóm người lao động ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
“Ngành thủy sản thường có số lượng lao động thời vụ khá lớn (dưới 3 tháng đến 40-50%), nên việc mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (từ 1 tháng) làm tăng thêm 40-50% số lượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp thủy sản cũng phải tăng tương ứng.
“Vì mỗi lần tăng lương tối thiểu, bên cạnh việc tăng chi phí, các doanh nghiệp còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho doanh nghiệp”, Công văn của VASEP gửi VCCI phân tích.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản thì sản phẩm chủ lực lớn nhất là tôm chỉ đạt 1,147 tỷ USD, giảm 3,7%, sản phẩm chủ lực thứ hai là cá tra đạt 790 triệu USD, cũng giảm 5,9%.
Các doanh nghiệp thủy sản thường có số lượng công nhân lớn cho nên khi tăng lương tối thiểu, dù chỉ một tỷ lệ nhỏ thì chi phí của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ngành thủy sản đang phát triển chậm lại, doanh nghiệp đang phải gánh chịu các chi phí quá lớn do điện tăng giá từ tháng 3/2019, giá xăng dầu luôn đứng ở mức cao (chi phí tiền công – bảo hiểm xã hội - phí công đoàn cho người lao động và chi phí năng lượng luôn giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong các chi phí của doanh nghiệp thủy sản.
Thứ hai, theo VASEP, tăng lương tối thiểu làm giảm thu nhập người lao động là bởi, Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 áp dụng từ tháng 1/2016, từ năm 2016, doanh nghiệp phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo lương tối thiểu và các khoản phụ cấp khác. Đến năm 2018, phần đóng góp trên tính trên tổng thu nhập.
Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp có số lao động hàng ngàn người và cả cơ quan bảo hiểm xã hội khi kê khai mẫu D02-TS, vì mức thu nhập của người lao động hưởng theo sản phẩm nên hàng tháng đều biến động.
Bảng chi tiết các khoản đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của doanh nghiệp | |||||||||
Năm | Người sử dụng lao động (%) | Người lao động (%) | Tổng cộng (%) | ||||||
BHXH | BHYT | BHTN | KPCĐ | BHXH | BHYT | BHYT | ĐPCĐ | ||
Từ 01/2010 | 16 | 3 | 1 | 2 | 6 | 1,5 | 1 | 1 | 31,5 |
Từ 07/2017 | 17.5 | 3 | 1 | 2 | 8 | 1,5 | 1 | 1 | 35 |
Từ 01/2018 | 16 | 2.5 | 1 | 1 | 6 | 1,5 | 1 | 1 | 30 |
Nguồn: VASEP