Trong số này, tiêu biểu có Dự án Công ty liên doanh Rusvietpetro, vốn đăng ký 2,02 tỷ USD, cấp phép từ ngày 15/10/2008, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư tại khu tự trị Nhenhexky.
Đến cuối tháng 2/2014, Việt Nam có 19 dự án đầu tư sang Nga, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 2,47 tỷ USD |
Bên cạnh đó, còn có Dự án Công ty Liên doanh Rusvietpetro, 125 triệu USD, cấp phép ngày 5/3/2013, cũng do PVN đầu tư, tại mỏ Nagumanov, Orenburg. Một dự án lớn khác là Công ty cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Hà Nội - Mátxcơva, 190 triệu USD, cấp phép ngày 16/4/2008, do Công ty cổ phần Trung tâm Thương mại Hà Nội Mátxcơva đầu tư.
Ở chiều ngược lại, đến cuối tháng 2/2014, Liên bang Nga đứng thứ 18/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 97 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,95 tỷ USD.
Các nhà đầu tư Liên bang Nga đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, với 34 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,1 tỷ USD (chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là khai khoáng với 7 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 581,2 triệu USD (chiếm 29,9% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 3 dự án, tổng vốn đầu tư 72,7 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; nông, lâm nghiệp, thủy sản...
Đầu tư ra nước ngoài là khẳng định vị thế của VN Đầu tư ra nước ngoài trong thời gian gần đây ngày càng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả cũng như khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm những cơ sở pháp lý và các quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế. |
Nguyên Đức